Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận

599

Với giải Câu 7 trang 18 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Sức sống của sử thi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài tập 1 trang 18 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 - 103) và trả lời các câu hỏi:

Câu 7 trang 18 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: “Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận [...] Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông (Ilion) này, nhất là ta. Bạn hiểu như thế nào về quan niệm này? Theo bạn, quan niệm đó có còn phù hợp với thời đại ngày nay không? Vì sao?

Trả lời:

Lời nói của Héc-to trong đoạn cuối của văn bản không chỉ thể hiện quan niệm của riêng chàng mà còn là quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về định mệnh và chiến tranh. Người Hy Lạp cho rằng, định mệnh là tất yếu, không ai có thể trốn chạy và gây chiến tranh hay đương đầu với chiến tranh là bổn phận của người đàn ông. Thời nay, ở đâu đó trên thế giới, rất nhiều người còn tin vào định mệnh hoặc nhân danh bổn phận để tạo ra chiến tranh, nhưng nhân loại nói chung đều mong muốn một cuộc sống hoà bình và tìm mọi cách để có thể làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những vấn đề đặt ra trong sử thi đã không còn giá trị.

Đánh giá

0

0 đánh giá