Hành động dũng cảm bước vào giàn hoả thiêu của Gia-na-ki có ý nghĩa gì

392

Với giải Câu 1 trang 22 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Sức sống của sử thi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài tập 6 trang 22, 23 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 124), đoạn từ “Nói dứt lời, Gia-na-ki oà khóc” đến “vang trời trước cảnh tượng đó” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Hành động dũng cảm bước vào giàn hoả thiêu của Gia-na-ki có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hành động dũng cảm bước vào giàn hoả thiêu của Gia-na-ki thể hiện nỗi khổ đau tuyệt vọng của nàng, đồng thời bộc lộ sự quyết đoán, can trường, coi trọng danh dự, khẳng định sự trong sạch và tình yêu chung thuỷ của nàng dành cho Ra-ma. Xét từ khía cạnh văn hoá, hành động Gia-na-ki nộp mình cho lửa phản ánh nghi thức hiến sinh, vốn là một truyền thống văn hoá của người Ấn Độ cổ xưa. Hiến sinh nghĩa là hi sinh sự sống của một cá thể để bảo toàn cho sự sống bất diệt của toàn thể. Hành động hiến sinh của Gia-na-ki thể hiện niềm tin của người Ấn Độ về sự bất diệt, thiêng liêng của phẩm hạnh con người. Mặt khác, lửa thiêng trong giàn hoả táng trong tín ngưỡng của người Ấn Độ là biểu tượng của sự thanh tẩy. Bước vào giàn hoả thiêu là biểu tượng của sự giải thoát, hoá giải, gột rửa mọi oan ức, sự huỷ bỏ thân xác phàm tục bề ngoài để linh hồn trở nên bất tử.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá