Người kể chuyện trong văn bản là ai? Kể bằng giọng điệu như thế nào

1.2 K

Với giải Câu 5 trang 23 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Sức sống của sử thi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài tập 6 trang 22, 23 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 124), đoạn từ “Nói dứt lời, Gia-na-ki oà khóc” đến “vang trời trước cảnh tượng đó” và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Người kể chuyện trong văn bản là ai? Kể bằng giọng điệu như thế nào? So sánh người kể chuyện trong văn bản Ra-ma buộc tội với người kể chuyện trong văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.

Trả lời:

- Người kể chuyện trong văn bản là người đại diện cho cộng đồng, kể chuyện bằng một giọng điệu ngợi ca, ngưỡng mộ. Giọng điệu này được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật bằng những ngữ cố định (ví dụ: “người đẹp khuôn mặt bông sen”, “trang tuyệt thế giai nhân”); qua thái độ thương xót, ngưỡng mộ của đám đông chứng kiến.

- Người kể chuyện nhân danh cộng đồng để thể hiện lòng ngưỡng mộ, thành kính đối với nhân vật sử thi cũng là một yếu tố nghệ thuật rất đặc trưng của thể loại sử thi, xuất hiện cả trong văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời. Tuy nhiên, có thể thấy, nếu như người kể chuyện trong đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời thường kể từ điểm nhìn bên ngoài, thì ở đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác, người kể chuyện còn miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật từ điểm nhìn bên trong.

Đánh giá

0

0 đánh giá