Trong văn bản có đoạn: “Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng

1 K

Với giải Câu 5 trang 18 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Sức sống của sử thi giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Sức sống của sử thi

Bài tập 1 trang 18 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Héc-to (Hector) từ biệt Ăng-đrô-mác (Andromache) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 99 - 103) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong văn bản có đoạn: “Héc-to lừng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của cha làm nó e sợ. Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất”. Theo bạn, các chi tiết được kể trong đoạn này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Chi tiết cậu bé khóc ré lên, từ chối cái ôm của cha, sợ hãi ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa trên mũ trụ của cha hàm nghĩa chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh ghê gớm đối với mỗi con người, dù là một đứa trẻ. Chi tiết Héc-to tháo mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất, ôm con trai bé bỏng cho thấy mặc dù người anh hùng sử thi sẵn sàng đối mặt với chiến tranh, xả thân nơi chiến trường để thực hiện bổn phận nhưng vẫn sẵn sàng rũ bỏ tước hiệu, chiến công để trở về làm một con người bình thường trong gia đình. Chi tiết này cũng thể hiện nguyên tắc “hài hoà sử thi” trong việc xây dựng hình tượng người anh hùng, đồng thời ngầm thể hiện một quan niệm nhân sinh của người Hy Lạp cổ đại: vừa chấp nhận chiến tranh như một điều tất yếu, nhưng đồng thời cũng vừa khao khát một cuộc sống hoà bình.

Đánh giá

0

0 đánh giá