Lý thuyết Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Cánh diều 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

A. Lý thuyết

1. Đường phân giác của tam giác

– Trong tam giác ABC (hình vẽ bên dưới), tia phân giác của A^ cắt cạnh BC tại D. Khi đó, đoạn thẳng AD được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của tam giác ABC.

Đôi khi, đường thẳng AD cũng được gọi là đường phân giác của ∆ABC.

Ví dụ: Quan sát hình vẽ và chỉ ra các đường phân giác trong ∆ABC (nếu có):

Hướng dẫn giải

Quan sát hình vẽ trên, ta có:

BAD^=CAD^=30° và D là giao điểm của tia phân giác BAC^với cạnh BC. Do đó đoạn thẳng AD là đường phân giác của ∆ABC.

ACF^=FCB^=28° và F là giao điểm của tia phân giác ACB^với cạnh AB. Do đó đoạn thẳng CF là đường phân giác của ∆ABC.

Đoạn thẳng BE không là đường phân giác của ∆ABC vì BE không là tia phân giác của ABC^ của tam giác ABC.

Nhận xét: Mỗi tam giác có ba đường phân giác.

Ví dụ:

∆ABC có ba đường phân giác AE; BF; CK xuất phát từ ba đỉnh của tam giác này.

2. Tính chất ba đường phân giác của tam giác

– Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm

Nhận xét:

+ Để xác định giao điểm ba đường phân giác của một tam giác, ta chỉ cần vẽ hai đường phân giác bất kì và xác định giao điểm của hai đường đó.

+ Giao điểm ba đường phân giác của một tam giác cách đều ba cạnh của tam giác đó.

– Vậy, trong một tam giác ba đường phân giác cùng đi qua một điểm và điểm đó cách đều ba cạnh của tam giác.

Ví dụ: Cho ∆DEF có I là giao điểm của ba đường phân giác. Kẻ IH ⊥ EF tại H ; IK ⊥ DF tại K. Chứng minh rằng: IF là đường trung trực của đoạn thẳng HK.

Hướng dẫn giải

Theo bài ta có: IH ⊥ EF tại H; IK ⊥ DF tại K nên IH; IK lần lượt là khoảng cách từ điểm I tới cạnh EF và DF.

Mà I là giao điểm của ba đường phân giác của ∆DEF (giả thiết)

Do đó IH = IK (tính chất ba đường phân giác của tam giác)

Suy ra I nằm trên đường trung trực của HK (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)   (1)

Xét ∆IKF và ∆IHF có:

IKF^=IHF^=90° (IH ⊥ EF tại H ; IK ⊥ DF tại K),

IH = IK (chứng minh trên),

IF là cạnh chung.

Do đó ∆IKF = ∆IHF (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra FK = FH (hai cạnh tương ứng)

Suy ra F nằm trên đường trung trực của HK (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra I và F nằm trên đường trung trực của HK

Hay IF là đường trung trực của HK

Vậy IF là đường trung trực của  đoạn thẳng HK.

B. Bài tập tự luyện

B.1 Bài tập tự luận

Bài 1. Cho ∆ABC các tia phân giác của ABC^ và BAC^ cắt nhau tại điểm O. Qua O kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB tại M, cắt AC ở N. Cho BM = 4 cm, CN = 5 cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN.

Hướng dẫn giải

Vì O là giao điểm các tia phân giác của ABC^ và BAC^ nên CO là tia phân giác ACB^

Suy ra NCO^=OCB^   (1)

Mà NOC^=OCB^ (hai góc so le trong vì MN // BC)   (2)

Từ (1) và (2) suy ra NCO^=NOC^ suy ra ∆NOC cân tại N.

Nên NO = NC.

Vì BO là phân giác của ABC^ suy ra MBO^=OBC^  (3)

Do MN // BC nên MOB^=OBC^ (hai góc ở vị trí so le trong)  (4)

Từ (3) và (4) suy ra MBO^=MOB^ suy ra ∆MBO cân tại B

Suy ra MB = MO.

Ta có MN = MO + ON = MB + NC (vì NO = NC; MB = MO)

Hay MN = 4 + 5 = 9 (cm).

Vậy MN = 9 cm.

Bài 2. Cho ∆DEF cân tại D có EDF^=40° và DM là đường trung tuyến. Tia phân giác của E^ cắt DM ở N. Tính MFN^?

Hướng dẫn giải

Xét ∆DEF có EDF^+DEF^+DFE^=180°(tổng ba góc trong một tam giác)

Hay DEF^+DFE^=180°EDF^=180°40°=140°

Ta lại có DEF^=DFE^(vì ∆DEF cân tại D)

Suy ra DEF^=DFE^=140°2=70°

Xét DDEM và DDFM có:

DE = DF (vì ∆DEF cân tại D),

DM là cạnh chung,

EM = FM (do M là trung điểm của EF),

DM là cạnh chung.

Vậy DDEM = DDFM (c.c.c)

Suy ra EDM^=FDM^ (hai góc tương ứng)

Do đó DM là đường phân giác của EDF^.

Lại có EN là đường phân giác của DEF^

Mà DM cắt EN tại N.

Do đó FN là đường phân giác của tam giác DEF.

Suy ra DFN^=NFE^=12DFM^ (tính chất tia phân giác)

Mà DFM^=70°

Suy ra DFN^=NFM^=70°2=35°

Vậy MFN^=35°.

Bài 3. Cho ∆ABC vuông tại A có I là giao điểm của ba đường phân giác trong tam giác. Gọi E, F là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến cạnh AB và AC. Chứng minh IE = IF = EA = FA.

Hướng dẫn giải

Theo bài ta có: I là giao điểm của ba đường phân giác trong ∆ABC.

Do đó AI là phân giác BAC^ hay EAF^.

Suy ra EAI^=FAI^=12BAC^  (tính chất tia phân giác)

Mà BAC^=90° nên EAI^=FAI^=90°2=45°

∆AEI vuông tại E có EAI^=45°nên ∆AEI vuông cân tại E.

Suy ra EA = EI (tính chất tam giác cân)         (1)

∆AFI vuông tại F có EAI^=45° nên ∆AFI vuông cân tại F.

Suy ra FA = FI (tính chất tam giác cân)         (2)

Do I là giao điểm của ba đường phân giác trong ∆ABC và IE; IF lần lượt là khoảng cách từ I đến cạnh AB; AC (vì E, F là chân các đường vuông góc kẻ từ I đến cạnh AB và AC)

Nên IE = IF (tính chất ba đường phân giác trong tam giác)  (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra IE = IF = EA = FA.

Vậy IE = IF = EA = FA.

B.2 Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Cho ∆ABC biết ABC^=60°BAC^=80°. Gọi I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của tam giác này. Số đo ICA^ bằng:

A. 40°;                  

B. 20°;                  

C. 30°;                  

D. 80°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

∆ABC có: ACB^+ABC^+BAC^=180° (định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra ACB^=180°ABC^BAC^=180°60°80°=40°.

Ta có I là điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh của ∆ABC (giả thiết).

Ta suy ra I là giao điểm của ba đường phân giác của ∆ABC.

Do đó ICA^=12ACB^=12.40°=20°.

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 2. Cho ∆ABC có AH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác. Hỏi ∆ABC chắc chắn là tam giác gì?

A. Tam giác cân;             

B. Tam giác đều;             

C. Tam giác vuông;                   

D. Tam giác nhọn.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét ∆ABH và ∆ACH, có:

AH là cạnh chung.

AHB^=AHC^=90°.

BAH^=CAH^ (do AH là đường phân giác của ∆ABC).

Do đó ∆ABH = ∆ACH (cạnh góc vuoogn – góc nhọn kề).

Suy ra AB = AC (cặp cạnh tương ứng).

Khi đó ∆ABC cân tại A.

Vì không có thêm dữ kiện nào để khẳng định tam giác ABC đều hay vuông hoặc nhọn nên ta chưa khẳng định được các đáp án B, C, D.

Vậy ta chọn đáp án A.

Câu 3. Cho ∆ABC có B^>C^. Từ đỉnh A, kẻ đường cao AH và đường phân giác AD của ∆ABC. Số đo HAD^ bằng:

A. B^C^;              

B. B^+C^2;             

C. B^+C^;              

D. B^C^2.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Tính chất ba đường phân giác của tam giác (Lý thuyết + Bài tập toán lớp 7) – Cánh diều (ảnh 1)

∆ABC có: BAC^+ABC^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra BAC^=180°ABC^ACB^.

Vì AD là đường phân giác của ∆ABC.

Nên BAD^=CAD^=BAC^2=180°ABC^ACB^2.

∆ABH vuông tại H: ABH^+BAH^=90°.

Suy ra BAH^=90°ABC^.

Ta có HAD^=BAD^BAH^

=180°ABC^ACB^290°ABC^

=180°2ABC^2ACB^290°+ABC^

=90°+ABC^2ACB^290°

=ABC^ACB^2=B^C^2.

Vì vậy HAD^=B^C^2.

Vậy ta chọn đáp án D.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

Lý thuyết Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Lý thuyết Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác

Lý thuyết Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác

Lý thuyết Toán 7 Chương 7: Tam giác

Đánh giá

0

0 đánh giá