Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây

725

Với giải Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên  giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:

a. Thiên nhiên đất nước ta tươi đẹp ghê gớm. (Bài văn miêu tả của học sinh)

b. Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ta rất tốt bụng.

c. Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.

d. Anh ấy chẳng quan tâm những gì tôi nói.

Trả lời:

Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với kểu văn bản. Từ “ghê gớm” vốn mang nghĩa xấu nhưng đã được chuyển nghĩa để chỉ mức độ cao, thường được dùng trong khẩu ngữ (Bộ phim này hay ghê gớm). Tuy nhiên, ngữ liệu đã cho thuộc bài văn miêu tả của học sinh nên việc dùng từ “ghê gớm” là không phù hợp.

Cách sửa: Thay từ “ghê gớm” bằng từ chỉ mức độ khác. Thiên nhiên đất nước ta vô cùng tươi đẹp.

- Câu b: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Bà ta” có sắc thái nghĩa xấu, không thích hợp để miêu tả “bà chủ nhà trọ” (tốt bụng) trong trường hợp này.

Cách sửa: Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ấy rất tốt bụng.

- Câu c: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Tri thức” dùng để chỉ “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể dùng “trí thức” mà phải dùng “tri thức” (những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội).

Cách sửa: Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần tri thức trong sách giáo khoa.

- Câu d: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “những gì tôi nói” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Anh ấy chẳng quan tâm đến những gì tôi nói.

Đánh giá

0

0 đánh giá