Sách Bài tập Ngữ Văn 10 Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng | Chân trời sáng tạo

1.8 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng 

I. Đọc (trang 20, 21, 22, 23 SBT Ngữ Văn lớp 10)

Bài tập trang 20 Tập 1 Chân trời sáng tạo:

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Thử thách ngọt ngào

(trích sử thi Ô-đi-xê)

Hô-me-rơ

          (Lược dẫn: Ô-đi-xê bảo mọi người đi tắm rửa, rồi mặc quần áo đẹp ca múa, cho người ngoài lầm tưởng trong nhà làm lễ cưới, dặn ai nấy giữ kín chuyện cho đến khi cha con lui về trang trại của La-éc-tơ, rồi sẽ bàn tính sau. Ô-đi-xê cũng đi tắm.)

          Khi Ô-đi-xê từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:

- Nàng thật là người kì lạ! Hẳn là các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác chắc không bao giờ có gan ngồi xa cách chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được về xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay; vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.

          Pê-nê-lốp khôn ngoan đáp”

- Ngài kì lạ thật! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhien đến rối trí đâu. Tôi biết rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác-cơ ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ríc-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Ô-đi-xê xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.

          Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Ô-đi-xê bỗng giật mình nói với người vợ chung thủy:

- Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người giỏi nhất cũng khó làm được việc này. Nếu thần linh xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc của nó có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây cảm lãm lá dài: nó mọc lên, khỏe, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây cảm lãm ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó, tôi chặt hết cành là của cây đảm lãm lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường, và lấy khoan khoan lỗ khắp chung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây cảm lãm mà dời nó đi nơi khác.

          Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Ô-đi-xê tả đúng mười mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói:

- Ô-đi-xê! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghét ghen ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều ác. Không, nàng Ê-len ở Ác-gốt, con gái của Dớt, không bao giờ bước sang giường của người lạ nếu nàng biết trước, một ngày kia những người con anh dũng của dân A-cai lại sẽ dẫn nàng về cửa nhà và xứ sở của nàng. Chắc hẳn mối tình nhục nhã của nàng là do một vị thần xui khiến, chứ không phải chính lòng nàng đã nghĩ ra đầu tiên cái tội lỗi khốc hại ấy, nó là nguyên nhân bao nỗi đau khổ của chúng mình. Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ắc-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho, khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy, chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.

          Nàng nói vậy, khiến Ô-đi-xê càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy của mình, mà khóc dầm dề. Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng sung sướng biết bao! Nàng nhìn chồng không chán mắt, và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời.

          Hai vợ chồng kể cho nhau nghe những đau khổ đã phải chịu đựng khi xa nhau. Sáng hôm sau, Ô-đi-xê về thăm cha là La-éc-tơ.

(In trong Ô-đi-xê, Phan Thị Miến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu, 

NXB Văn học, in lần thứ hai, 1983, tr.131-134)

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên

Trả lời:

- Pê – nê – lốp nghi ngờ người chồng của mình 

- Ô – đi xê kể lại rõ ràng về sự việc xây dựng chiếc giường cưới đặc biệt mà chỉ có hai vợ chồng chàng và một người cận vệ biết được 

- Pê – nê – lốp nhận ra chồng mình trong sự vui mừng khôn xiết, hai vợ chồng hạnh phúc bên nhau.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sử thi?

Trả lời:

- Dấu hiệu nhận biết Thử thách ngọt ngào là văn bản sử thi là vì.

+ Nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện là Ô – đi- xê một người anh hùng hội tụ những đặc điểm phẩm chất của cả cộng đồng sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường và phẩm chất đáng quý.

+ Cốt chuyện ở đây dù xoay quanh sự việc giữa Ô – đi- xê và Pê -nê- lốp nhưng ở đó có tính kì ảo, hoang đường và dấu ấn của người anh hùng. 

+ Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi thể hiện thái độ tôn vinh người anh hùng ô – đi - xê 

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Tìm hiểu bối cảnh lịch sử - văn hóa, xã hội của sử thi Ô-đi-xê. Dựa vào tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê trong SGK và sự hiểu của bạn về tác phẩm, nêu các sự kiện chính đã diễn ra trước khi có cuộc hội ngộ giữa Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp trong văn bản trên

Trả lời:

- Bối cảnh lịch sử - văn hóa, xã hội của sử thi Ô-đi-xê: Thời cổ đại Hy Lạp, sau cuộc chiến tranh thành Tơ-roa, nhu cầu mở mang vùng đất mới, công cuộc thám hiểm biển cả của người Hy Lạp …

- Các sự kiện chính 

+ Hành trình vượt đại dương trở về quê hương đầy gian lao thử thách nhưng cũng là cơ hội khám phá biển cả và các quốc đảo của Ô-đi-xê cùng đồng đội

+ Ở quê nhà Pê-nê-lốp phải tìm đủ cách để đối phó với 108 vị cầu hôn

+ Khi về đến quê nhà, Ô-đi-xê bí mật cùng con trai thực hiện kế hoạch triệt hạ bọn người cầu hôn để đoàn tụ với người vợ thủy chung là Pê-nê-lốp, …

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Theo bạn, văn bản trên tập trung thể hiện nét đặc điểm, tính cách nào của nhân vật Ô-đi-xê? Nét tính cách đó có tiêu biểu cho đặc điểm của nhân vật sử thi hay không? Giải thích ý kiến của bạn

Trả lời:

- Theo bạn, văn bản trên tập trung thể hiện nét đặc điểm, tính cách nào của nhân vật Ô-đi-xê là:

+ Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường.

+ Có đủ ý chí và sức mạnh vượt qua mọi thách thức hiểm nguy.

+ Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng

- Ở các phần trước, hành trình vượt biển trở về và việc triệt hạ 108 vị cầu hôn đã cho thấy rõ các đặc điểm trên. Văn bản Thử thách ngọt ngào kể về cuộc đối thoại trong cảnh đoàn viên giữa Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp cho thấy cuộc hội ngộ như một phần thưởng xứng đáng, niềm hạnh phúc ngọt ngào mà người anh hùng đã đánh đổi 20 năm trai trẻ, gian lao để tạo ra. Tuy nhiên, văn bản vẫn cho thấy qua thử thách không kém phần kịch tính mà vợ chàng bày ra lòng tự tôn, tự trọng, trí tuệ và tầm nhìn xa của người anh hùng (câu chuyện về chiếc giường kì lạ giúp nhận ra sự chung thủy của Pê-nê-lốp). Điều đó góp phần tô đậm thêm phẩm chất tính cách của người anh hùng.

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật Pê-nê-lốp và cho biết: Xét trong tính chỉnh thể của văn bản, hình tượng Pê-nê-lốp có vai trò như thế nào trong việc thể hiện hình tượng người anh hùng Ô-đi-xê?

Trả lời:

Với vế thứ nhất của câu hỏi, bạn cần phát biểu cảm nhận riêng của mình, có thể là cảm nhận về lòng chung thủy, về trí tuệ (Sự cảnh giác trước cạm bẫy), về sự chuyển hóa từ kiên định rắn rỏi sang mềm mại nữ tính, … của nhân vật.

          Với vế thứ hai, bạn cần xuất phát từ mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nhân vật (nhân vật này tôn nổi đạc điểm tính cách của nhân vật kia) trong tác phẩm văn học.

          Tác giả sử dụng ngôn ngữ, cách nói năng, nội dung những câu chuyện của nhân vật để thể hiện tính cách của chính họ, đồng thời tô đậm tính cách của nhân vật kia. Hình tượng của cả hai nhân vật đều được tôn nổi qua gian lao thử thách trong một đoạn văn sử dụng hình ảnh ví von. Ở đó có hình ảnh Pê-nê-lốp (đừng tưởng sống trên mảnh đất quê nhà, nàng không phaair vật lộn với sóng gió gian lao), nhưng đó cũng là hình ảnh của Ô-đi-xê trong sự đối sánh với Pê-nê-lốp.

          Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi.

Câu 6 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật Ô-đi-xê và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật? Có người cho rằng: trong cảnh này, việc tác giả để cho các nhân vật nói nhiều đã làm mờ đi vai trò của người kể chuyện. Cho biết ý kiến của bạn về ý kiến này

Trả lời:

- Tính cách của mỗi nhân vật:

Nhân vật

Điều tôi hiểu thêm về nhân vật

Qua chi tiết nổi bật

Ô-đi-xê

Coi trọng sự thủy chung, kiên định, có tầm nhìn xa

Lời đối đáp tự tôn, tự trọng.

Câu chuyện về chiếc giường kì lạ.

Pê-nê-lốp

Lòng thủy chung, kiên định trước sóng gió cuộc đời; sự tỉnh táo, khôn ngoan trong mọi hoàn canhrl khao khát yêu thương đầy nữ tính.

Đưa người đàn ông vào tình huống phải chấp nhận thử thách và tự bộc lộ mình là ai; thể hiện sự tôn trọng Ô-đi-xê.

- Có người cho rằng: trong cảnh này, việc tác giả để cho các nhân vật nói nhiều đã làm mờ đi vai trò của người kể chuyện. Cho biết ý kiến của bạn về ý kiến này.

+ Một mặt cần thấy rằng: Đúng là ở đây, người kể chuyện đã phải “lui lại phía sau” để nhân vật tự thể hiện qua lời nói, hành vi của họ. Nhưng đó không phải là một sự non tay trái lại, đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả.

+ Mặt khác, cũng cần thấy: Không hẳn vai trò của người kể chuyện bị làm mờ đi, mà nó vẫn đang giữ vai trò: kể lại lời nói của nhân vật; xưng hô trân trọng, trìu mền; khi cần đưa ra những miêu tả so sánh bất ngờ, đặc sắc, thú vị. Ví dụ: lời kể khiến người đọc giật mình nhận ra: sóng gió cuộc đời 20 năm (hiểu theo nghĩa ẩn dụ) đã uy hiếp Pe-nê-lốp không kém sóng gió mà thiên nhiên và thần linh gây nên cho Ô-đi-xê (theo nghĩa đen) trên biển cả.

Câu 7 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Thử thách ngọt ngào chỉ là một trong nhiều nhan đề có thể đặt cho phần văn bản trên đây. Theo bạn nhan đề đó có phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản không? Nếu được yêu cầu đề xuất một nhan đề khác, bạn đề xuất nhan đề gì? Giải thích lí do

Trả lời:

- Theo em nhan đề Thử thách ngọt ngào có phù hợp với nội dung câu chuyện được kể trong văn bản. Vì nó đã thể hiện được nội dung trọng tâm mà văn bản hướng tới.

- Gợi ý nhan đề: Tình nghĩa vợ chồng, Bí mật hạnh phúc 

Câu 8 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Điền vào bảng dưới đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố:người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể chuyện trong tương quan với lời của nhân vậttrong hai văn bảnThử thách ngọt ngàoGặp Ka-típ và Xi-latrích sử thiÔ-đi-xê(làm vài vở)

Các yếu tố

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện

 

 

Nội dung câu chuyện

 

 

Điểm nhìn

 

 

Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

 

 

Trả lời:

Các yếu tố

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Thử thách ngọt ngào

Người kể chuyện

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Nội dung câu chuyện

Kể về hành trình nguy hiểm của bản thân và đồng đội

Kể về cuộc đối thoại của hai nhân vật chính sau 20 năm xa cách

Điểm nhìn

Điểm nhìn của nhân vật chính trùng với điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất

Điểm nhìn của người kể chuyện dịch chuyển qua từng nhân vật

Tương quan lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

Lời của người kể chuyện cũng là lời của nhân vật Ô-đi-xê, lời thoại của các nhân vật khác (như lời của các nàng Xi-ren) đều do Ô-đi-xê thuật lại.

Lời của nhân vật chiếm ưu thế nhưng lời của người kể chuyện cũng rất quan trọng.

 

Câu 9 trang 23 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chọn một đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nói quá trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hoặc Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (trích sử thi Đăm Săn) và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản

Trả lời:

+ “Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”;

+ “Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

 Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.

II. Tiếng Việt (trang 24, 25 SBT Ngữ Văn lớp 10)

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bảnĐăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời(SGK Ngữ văn 10, tập một) vàThử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào?

Trả lời:

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản “Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời” và “Thủ thách ngọt ngào”: […] và đặt kí hiệu tỉnh lược này ở vị trí phù hợp.

- Với cước chú (2) ở cuối văn bản bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời, bạn có thể dùng một móc vuông […] đặt ở cuối văn bản và như thế văn bản không cần cước chú (2) như hiện có nữa.

 

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Tác giả bài viết Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trong SGK Ngữ văn 10, tập một đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình

Trả lời:

- Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê có ba lần sử dụng trích dẫn nguyên văn, lần đầu trích dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hai lần sau trích dẫn lời của bà Đàm Thị Hợp, cán bộ Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

- Các đoạn trích dẫn này đã nêu rõ được họ tên, chức danh nghề nghiệp, cơ quan công tác của người được trích dẫn. Lời trích nguyên văn được bỏ trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm, tách biệt với lời thuyết minh của tác giả bài viết, theo quy cách trích dẫn của văn bản thông tin.

 

Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới đây là so sánh hay ẩn dụ. Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn văn

          Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị 

Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng sung sướng xiết bao!

(Trích Thử thách ngọt ngào, sử thi Ô-đi-xê)

Trả lời:

Đoạn văn có đủ các yếu tố của một phép so sánh: cái dùng để so sánh (cảm xúc của những người đi biển khi trông thấy đất liền, được đặt chân lên mặt đất sau chặng đường dài nguy hiểm) (B); cái được so sánh (cảm xúc của Pê-nê-lốp khi “được gặp lại chồng nàng”) (A); thuộc tính so sánh (dịu hiền thay, mừng rỡ, sung sướng xiết bao); từ ngữ so sánh (cũng vậy).

→ Kết luận: Đoạn văn sử dụng thủ pháp so sánh (theo kiểu sử thi của Hô-,e-rơ).

- Tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn.

+ Hóa ra, ở quê nhà, để giữ được sự thủy chung vẹn tròn tình nghĩa, xứng đáng với người chồng bản lĩnh phi thường, Pê-nê-lốp cũng đã phải vượt qua biết bao sóng to gió lớn chẳng thua kém Ô-đi-xê trong suốt 20 năm; 

+ Nỗi vất vả gian lao càng lớn, niềm vui sướng ngày gặp mặt càng lớn 

 

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra điểm khác biệt về đặc điểm của biện pháp so sánh trong các trường hợp sau:

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phái tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường.

(Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy.

(Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước.

(Trích sử thi Đăm Săn)

Trả lời:

- Đoạn (a) là dạng “so sánh dài”

- Đoạn (b) là dạng so sánh mà hai vế rất khác nhau về loại

- Đoạn (c) là dạng so sánh chuỗi.

 

Câu 5 trang 24 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) có sử dụng trích dẫn hoặc đánh dấu phần bị tỉnh lược, nói về một trong hai nội dung sau:

a. Đặc điểm tính cách của một trong những nhân vật sử thi hay thần thoại đã học.

b. Tình cảm của con người đối với quê hương, gia đình.

Trả lời:

a.  Câu chuyện về những người anh hùng sử thi chưa bao giờ giảm nhiệt về độ hấp dẫn mà nó mang lại. Bởi mỗi vị anh hùng lại mang đến cho người đọc một cách nhìn mới đầy ngưỡng mộ và ngạc nhiên. Nhưng, có một phẩm chất mà hầu hết các anh hùng đều có, thậm chí là cần thiết đó là sự điềm tĩnh. Điềm tĩnh ở đây không có nghĩa là giải quyết mọi tình huống xảy ra một cách chậm chạp mà chính phẩm chất này sẽ giúp họ có được những lối suy nghĩ thông suốt hơn, tránh trường hợp quá nóng vội dẫn đến thất bại, nhất là khi gặp chuyện hiểm nguy. Khi Ô-đi-xê được cảnh báo trước về những hiểm nguy về các nàng Xi-ren, tuy tâm trạng khá bồn chồn và lo lắng nhưng chàng vẫn điềm tĩnh để đưa ra hướng giải quyết cho mọi người. “(...) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê). Ô-đi-xê chính là anh hùng sử thi điển hình cho phẩm chất nói trên. Nhờ đó, chàng cùng những người bạn đồng hành có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất và vượt qua sự quyến rũ của các nàng Xi-ren.

Trong đó:

- Phần bị tỉnh lược: “(...) Tôi lần lượt nút chặt tai cho các bạn đồng hành, còn họ thì buộc tay chân tôi lại. Tôi đứng dưới cột buồm, và họ lấy dây thừng trói tôi vào đấy. Thế rồi họ ngồi xuống, đập mái chèo xuống mặt biển ngầu bọt xám”. à được đánh dấu bằng cách dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn.

- Chú thích trích dẫn: (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê).

b. 

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi”.

(Trích “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)

Quê hương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Quê hương, xứ sở như một mảnh tình con theo ta đến suốt cuộc đời. Dù có đi đâu thì quê hương cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của mỗi người. Quê hương - hai tiếng đơn sơ mà cũng thật ấm áp và gần gũi vô ngần. Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa. Có một điều không thể phủ nhận rằng bất kể đi tới đâu người ta cũng luôn nhớ về quê hương và hướng về mái ấm gia đình. Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành dần từ những ngây thơ, vụng dại của ngày bé. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. Đó cũng chính là lí do vì sao quê hương trở nên thân thương và ấm áp đến lạ thường. Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình và rồi trở thành dòng suối mát lành tắm mát và gột rửa tâm hồn ta trước những muộn phiền, lo toan của cuộc sống.

- Phần trích dẫn: 

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi”.

(Trích “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)

III. Viết (trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10)

Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Dùng mẫuBảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hộiđể đánh giá văn bảnQuan niệm về thần tượng(Bài 2).

Trả lời:

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

 

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận

X

 

Nêu tính cấp thiết của vấn đề

X

 

Thân bài

Trình bày và làm rõ ý kiến qua ít nhất hai luận điểm chính

X

 

Xem xét vấn đề từ nhiều phía

X

 

Thể hiện nhận thức, quan niệm, thái độ, lập trường của người viết về vấn đề nghị luận (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/ xấu, …)

X

 

Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng

X

 

Hướng đến nhận thức chung hoặc nêu giải pháp cho vấn đề

X

 

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề, ý kiến đã trình bày

X

 

Nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề

 

X

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí

X

 

Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn

 

 

Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.

 

 

 

Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một trong những vấn đề sau:

- Ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong đời sống. [1]

- Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2]

- Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người? [3]

Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới.

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; kiểm tra về tính hợp lí của dàn ý (trao đổi với bạn cùng nhóm nếu có điều kiện) và chỉnh sửa, hoàn tất dàn ý của mình.

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

Trả lời:

a. Lựa chọn đề tài: Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? 

b. Lập dàn ý 

* Mở bài:

- Sự cần thiết của việc trợ giúp từ gia đình, bạn bè đối với mỗi người.

- Trợ giúp là cần, nhưng cần phải đúng cách.

* Thân bài:

1. Luận điểm: Sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, các “mạnh thường quân”, … là rất đáng quý và cần thiết

- Lí lẽ: Trợ giúp xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trọ giúp; là nâng đỡ, động viên quý giá đối với người được trợ giúp.

- Bằng chứng: Thực tế cho thấy nhờ được tiếp sức mà nhiều người đã vượt qua khó khăn, vươn lên hặt hái thành công, …

2. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng việc

- Lí lẽ: Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại.

- Bằng chứng: Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng, …

3. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng cách

- Lí lẽ: Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công.

* Kết bài:

- Sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau.

- Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội tự 

c. 

Đoạn mở bài: Trong cuộc sống ngày càng nhiều khó khăn vất vả, thử thách thì những sự giúp đỡ từ những người thân yêu, hay những bạn bè, những mạnh thường quân thật sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giúp đỡ này phải phù hợp và đúng cách thì mới đem lại những kết quả tốt. 

Đoạn thân bài: Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ. 

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết.

Bài viết tham khảo

Trong cuộc sống ngày càng nhiều khó khăn vất vả, thử thách thì những sự giúp đỡ từ những người thân yêu, hay những bạn bè, những mạnh thường quân thật sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giúp đỡ này phải phù hợp và đúng cách thì mới đem lại những kết quả tốt. 

Sự trợ giúp xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là nâng đỡ, động viên quý giá đối với người được trợ giúp. Thực tế cho thấy nhờ được tiếp sức mà nhiều người đã vượt qua khó khăn, vươn lên hặt hái thành công, …Như những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè trong lớp, thầy cô giúp đỡ, như những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tật nguyền, bị các căn bệnh hiểm nghèo được các mạnh thường quân giúp đỡ. Việc làm này đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, có hi vọng hơn mở ra cho họ những chân trời mới. Thử hỏi nếu không có sự giúp đỡ như vậy cuộc đời họ sẽ khó khăn, bất hạnh đến nhường nào.

Tuy nhiên mặc dù việc giúp đỡ là rất cần thiết nhưng nó phải đúng việc đúng người. Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại. Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng…Với mỗi loại chúng ta nên có sự giúp đỡ phù hợp. Nên hiểu rằng việc giúp đỡ chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp họ tự tin, vững bước vào cuộc sống, tự lực trên chính đôi chân, khối óc của mình.

Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ. 

Như vậy, sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội tự.

đ. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng nghị luận đã sử dụng ở câu 1).

IV. Nói và nghe (trang 25, 26 SBT Ngữ Văn lớp 10)

Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:

Đề bài: Trình bày ý kiến của bạn về một trong những vấn đề sau: 

- Ưu thế và ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn. [1]

- Sự trợ giúp của gia đình, bạn bề đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2]

- Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người? [3]

 

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Bạn hãy:

a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày

b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.

Trả lời:

a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày

* Mở bài:

- Lời chào và tự giới thiệu

- Nêu vấn đề: Hợp tác nhóm mang lại nhiều ích lợi, ưu thế cho con người trong học tập và trong đời sống. Nhưng cần làm sao để phát huy được sự đóng góp và thế mạnh của mỗi thành viên trong nhóm?

* Thân bài:

1. Trình bày luận điểm 1: Hợp tác nhóm có thể mang lại nhiều ưu thế so với hoạt động riêng lẻ của cá nhân.

- Lí lẽ: Hợp tác nhóm tập hợp được trí tuệ, kĩ năng của nhiều người, phối hợp giải quyết vấn đề, nhiệm vụ từ nhiều góc nhìn, nhiều trải nghiệm nhờ sự khác biệt ở các thành viên.

- Bằng chứng: Tục ngữ, thành ngữ đã ghi nhận điều này (trích dẫn); thực tế học tập, nghiên cứu cũng cho thấy ưu thế của hợp tác nhóm (nêu một vài trường hợp cụ thể tiêu biểu); …

2. Trình bày luận điểm 2: Hợp tác mang lại ích lợi cho cả nhóm, mỗi thành viên và cho xã hội

- Lí lẽ: Lợi ích mang lại từ thành công của nhóm cũng là lợi ích của mỗi thành viên và của cộng đồng lớn hơn.

- Bằng chứng: Nhiều thành viên thông qua hoạt động nhóm mà nâng cao nhận thức, kĩ năng, phẩm chất của bản thân, …

3. Trình bày luận điểm 3: Tôn trọng sự khác biệt và ý thức trách nhiệm trong hợp tác là yếu tố quyết định thành công của nhóm

- Lí lẽ: Sự khác biệt và cá tính có thể gây va chạm, mâu thuẫn giữa các thành viên; sự lơ là, ỷ lại của một thành viên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn nhóm, …

- Bằng chứng: Thực tế cho thấy không ít nhóm quan trọng, nổi tiếng phải giải thể do mâu thuẫn, không duy trì được tiếng nói chung.

* Kết luận:

- Hợp tác nhóm đúng là có thể mang lại nhiều ưu thế và lợi ích trong học tập cũng như trong hoạt động thực tiễn. Tuy vậy, cần lưu ý tạo ra sự hài hòa trong việc phát huy sức mạnh chung của cả nhóm và thế mạnh riêng của mỗi thành viên.

- Lời cảm ơn và mời gọi ý kiến phản hồi.

b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.

Bài viết tham khảo

Xin chào các bạn tôi là… học sinh lớp…. trường….Hôm nay tôi xin phép được trình bày ý kiến của mình về vấn đề Sự trợ giúp của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?

Trong cuộc sống ngày càng nhiều khó khăn vất vả, thử thách thì những sự giúp đỡ từ những người thân yêu, hay những bạn bè, những mạnh thường quân thật sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc giúp đỡ này phải phù hợp và đúng cách thì mới đem lại những kết quả tốt. 

Sự trợ giúp xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là nâng đỡ, động viên quý giá đối với người được trợ giúp. Thực tế cho thấy nhờ được tiếp sức mà nhiều người đã vượt qua khó khăn, vươn lên hặt hái thành công, …Như những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè trong lớp, thầy cô giúp đỡ, như những người có hoàn cảnh khó khăn, bị tật nguyền, bị các căn bệnh hiểm nghèo được các mạnh thường quân giúp đỡ. Việc làm này đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, có hi vọng hơn mở ra cho họ những chân trời mới. Thử hỏi nếu không có sự giúp đỡ như vậy cuộc đời họ sẽ khó khăn, bất hạnh đến nhường nào.

Tuy nhiên mặc dù việc giúp đỡ là rất cần thiết nhưng nó phải đúng việc đúng người. Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại. Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng…Với mỗi loại chúng ta nên có sự giúp đỡ phù hợp. Nên hiểu rằng việc giúp đỡ chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp họ tự tin, vững bước vào cuộc sống, tự lực trên chính đôi chân, khối óc của mình.

Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ. 

Như vậy, sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội để phát triển, hòa nhập.

Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe bài trình bày của tôi. Rất mong sẽ nhận được sự góp ý từ mọi người.

 

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Giả định rằng, người nghe nêu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn:

- Nếu bắt gặp người vi phạm nội quy nơi công cộng, bạn sẽ xử lí thế nào?

- Luật giao thông đường bộ do ai quy định?

- Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó.

- Bạn có cho rằng hợp tác nhóm trong học tập, trải nghiệm có thể sẽ có mặt trái của nó hay không? Mặt trái ấy (nếu có) là gì? Khắc phục như thế nào?

- Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?

- Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.

Trả lời:

Có những câu hỏi mà câu trả lời của bạn chỉ cần nhắc lại nội dung bạn đã trình bày, nhấn mạnh bổ sung thêm. Chẳng hạn, với câu hỏi yêu cầu “trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình” bạn đã có trích dẫn một số câu tục ngữ làm bằng chứng cho luận điểm Hợp tác nhóm có thể mang lại nhiều ưu thế so với hoạt động riêng lẻ của cá nhân.

          Có những câu hỏi, tuy ít liên quan hoặc hơi xa vấn đề mình trình bày song bạn vẫn nên vui vẻ, nhã nhặn đưa ra câu trả lời, hoặc là thật ngắn gọn, hoặc là tận dụng việc đưa ra câu trả lời như một cơ hội để giao lưu, thể hiện sự thân thiện, chân thành của mình đối với người nghe. Chẳng hạn, câu hỏi: “- Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó “là một cơ hội như thế, bạn nên sẵn lòng kể lại một câu chuyện, một tình huống như nhắc lại một kỉ niệm về lòng nhân ái.

Đánh giá

0

0 đánh giá