Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4

1.3 K

Với giải Câu 5 trang 12 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

Bài tập 5 trang 11, 12 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 50) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4.

Trả lời:

- Dấu chấm câu xuất hiện ở giữa câu 4 của khổ 1 khá đặc biệt. Từ ấn tượng thị giác về dấu câu được đặt ở vị trí này, độc giả buộc phải điều chỉnh cách đọc thơ theo lối tuyến tính để cảm nhận được sức nặng của từng cụm từ, hình ảnh. Theo đó, “Bóng xuân sang” có thể được hiểu như là hình ảnh đánh dấu sự bừng tỉnh của tác giả về dấu ấn hiển nhiên của mùa xuân. Với dấu chấm đặt ở đây, câu “Trên giàn thiên lí” cũng gợi những cách diễn giải khác nhau, tuỳ sự kết nối của độc giả với câu trước đó: “Sột soạt gió trêu tà áo biếc”.

- Ở khổ 2 và khổ 4 của bài thơ xuất hiện hai dấu gạch đầu dòng. Các kí hiệu này cho thấy mạch thơ trong từng khổ có sự chuyển đổi đột ngột. Việc đắm mình trong màu sắc, hương vị của mùa xuân không ngăn được nhân vật trữ tình liên tưởng tới những ngày tiếp nối: “Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi." và sẽ oằn vai vì gánh nặng cuộc đời...

Đánh giá

0

0 đánh giá