Phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô

1 K

Với giải Câu 5 trang 9 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.

Trả lời:

Trong bài thơ của Chi-y-ô, dòng thứ hai không đơn thuần miêu tả một hiện tượng mà chủ yếu nêu lên một phát hiện. Từ dòng này, người đọc vừa nhận ra hình ảnh do thị giác nhà thơ “chụp” lại, vừa nắm bắt được những gì đang diễn ra trong tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Đó có thể là một chút ngỡ ngàng, hân hoan hay là một thoáng phân vân, bối rối. Tất cả hợp nhất với nhau, làm cho hai dòng thơ trước và sau đó bị “nhiễm điện” để cùng truyền đạt một ý tưởng hay một cảm nhận xuyên suốt. Đối với tác giả, phát hiện về “Dây gàu vương hoa bên giếng” đã làm bật nảy ý thơ, tạo nên cấu trúc vận động của bài thơ. Chính nó khiến nhân vật trữ tình quyết định “giữ nguyên hiện trạng” dây hoa quấn quanh dây gàu để sang nhà bên xin nước. Đối với độc giả, phát hiện trên có thể đưa đến cảm nghĩ: nhà thơ là người có tâm hồn cực kì nhạy cảm, biết lắng nghe, trân trọng tiếng nói của cỏ cây, những vật vô tri và nhận thức được một cách sâu sắc sự liên quan, liên đới giữa mọi sinh thể, vật thể hiện diện trong cuộc sống này.

Đánh giá

0

0 đánh giá