Làm rõ những mối tương quan đa chiều giữa các đối tượng được nhắc đến trong bài thơ của Ít-sa

798

Với giải Câu 6 trang 9 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi:

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Làm rõ những mối tương quan đa chiều giữa các đối tượng được nhắc đến trong bài thơ của Ít-sa.

Trả lời:

Bài thơ của Ít-sa thể hiện được suy tưởng thâm trầm của nhà thơ về các mối tương quan đa chiều trong cuộc sống. Việc đặt hai đối tượng con ốc nhỏ và núi Phu-gi bên nhau có thể khiến người đọc nghĩ tới:

- Tương quan giữa cái cực tiểu và cái cực đại (con ốc nhỏ tí và núi Phu-gi đồ sô).

- Tương quan giữa khả năng hiện thực và mục tiêu to lớn đặt ra (con ốc bò chậm rì nhưng lại thực hiện một hoạt động gần như hoang tưởng: trèo núi Phu-gi).

- Tương quan giữa thời gian và không gian (qua theo dõi thời gian “trèo núi” của con ốc, ta có được cảm nhận trực quan hơn về kích thước vĩ đại của ngọn núi Phu-gi).

- Tương quan giữa con người với muôn vật trong vũ trụ (hình ảnh con ốc, núi Phu-gi mang tính biểu tượng, phản chiếu hoạt động của con người trong thế giới bao la).

→ Với bài thơ của Ít-sa, tuỳ vào trải nghiệm và nhận thức của mình, từng người đọc cụ thể sẽ tìm được những điều tâm đắc riêng. Tuy nhiên, đặt bài thơ vào trong mạch suy tư, chiêm nghiệm của các bậc thầy thơ hai-cư, không nên cảm nhận bài thơ ở khía cạnh hài hước (do ngôn ngữ của bản dịch có thể gợi lên). Sự thực, hành trình của con ốc nhỏ cũng tương tự như mọi hành trình trong cuộc đời, cần được thực hiện với một tâm thế an nhiên và thái độ không sốt ruột, vội vã. Con ốc cứ trèo núi Phu-gi, khi nó đã định. Đích có khi không phải ở phía trước mà ở ngay trong mình, ở sự làm chủ chính mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá