Chỉ ra hiện tượng đổi về ý trong liên thơ thứ 2 và thứ 3, phân tích tác dụng của nó

536

Với giải Câu 5 trang 9 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Thu hứng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 47 - 48) và trả lời các câu hỏi:

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Chỉ ra hiện tượng đổi về ý trong liên thơ thứ 2 và thứ 3, phân tích tác dụng của nó.

Trả lời:

Thơ Đường luật bát cú quy định hai liên giữa bài thơ phải có đối. Đối về ý cố nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với việc đồi về từ và cú pháp, vì thế trước hết cần xuất phát từ câu chữ để hiểu ý của từng câu thơ (xem lại bản dịch nghĩa bài thơ trong SGK). Sau đó, đặt trong tương quan cặp câu để chỉ ra biểu hiện và tác dụng của đối về ý. Sau đây là gợi ý liên thơ thứ 2 với liên thơ thứ 3.

- Nghĩa của từng câu thơ:

+ Câu 3: Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng (Giữa lòng sông, sóng tung vọt trùm bầu trời).

+ Câu 4: Tái thượng phong vân tiếp địa âm (Từ trên cửa ải, gió mây sà xuống khiến mặt đất âm u).

- Biểu hiện của đối về ý trong hai câu trên có sự tương phản: ở câu 3, cảnh vận động từ thấp lên cao (sóng nước từ dưới lòng sông tung vọt lên cao); ở câu 4, cảnh vận động từ cao xuống thấp (gió mây trên núi cao quét xuống).

- Tác dụng: Khái quát hoá về một cảnh tượng thiên nhiên rộng lớn, chao đảo, mù mịt, tối tăm. Qua đó biểu đạt cảm giác nhỏ bé, bất an của con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá