Thống kê các động từ và tính từ trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ và nêu nhận xét

435

Với giải Câu 2 trang 10 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca

Bài tập 3 trang 10 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

  Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979, tr. 121)

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Thống kê các động từ và tính từ trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ và nêu nhận xét.

Trả lời:

- Thu hứng có các động từ, tính từ sau: (a) Động từ: điêu thương (làm đau thương), kiêm (trùm lên), dũng (nước tung vọt), tiếp (sà xuống), âm (làm tối tăm); (b) Tính từ: ngọc (màu trắng), tiêu sâm (tiêu điều). Nhận xét: Một số từ được dùng theo phương thức chuyển từ loại (ví dụ: âm vốn là tính từ, với nghĩa là tối tăm, trong câu thơ được dùng như động từ, với nghĩa là làm cho tối tắm...). Các động từ được sử dụng với số lượng nhiều hơn, cho thấy cảm xúc của tác giả thiên về nói cảnh để ngụ ý; các động từ không chỉ biểu đạt sự vận động của cảnh (dũng, tiếp), mà còn nhấn mạnh sự tác động của thời gian vào cảnh vật (điêu thương),... Từ ngữ được sử dụng một cách đắc địa, thể hiện dụng ý của tác giả một cách rõ ràng.

- Thu vịnh có các động từ, tính từ sau: (a) Động từ: trông, phủ, vào; (b) Tính từ: xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu, biếc, thưa. Nhận xét: Các tính từ được sử dụng với mật độ dày đặc, nhiều tính từ chỉ mức độ, cho thấy bốn câu đầu bài thơ thiên về tả cảnh; khung cảnh mùa thu cao xanh, tĩnh lặng, trong sáng,... thể hiện tâm hồn khoáng đạt, thanh thoát của nhà thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá