Vở thực hành Toán 7 (Kết nối tri thức): Luyện tập chung trang 84, 85

1.5 K

Với giải vở thực hành Toán 7 Luyện tập chung trang 84, 85 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Toán lớp 7 Luyện tập chung trang 84, 85

Bài 1 (9.31) trang 84 VTH Toán 7 Tập 2: Chứng minh rằng tam giác có đường trung tuyến và đường cao xuất phát từ cùng một đỉnh trùng nhau là một tam giác cân.

Lời giải:

Chứng minh rằng tam giác có đường trung tuyến và đường cao xuất phát từ cùng một đỉnh

Ta có AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC.

Xét hai tam giác vuông ABM và ACM, ta có: AM chung, BM = CM

nên ∆ABM = ∆ACM (hai cạnh góc vuông).

Suy ra AB = AC.

Tam giác ABC có AB = AC nên tam giác ABC cân tại A.

Bài 2 (9.32) trang 84 VTH Toán 7 Tập 2: Cho ba điểm phân biệt thẳng hàng A, B, C. Gọi d là đường thẳng vuông góc với đường thẳng AB tại A. Với điểm M thuộc d, M khác A, vẽ đường thẳng CM. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng CM, cắt d tại N. Chứng minh đường thẳng BM vuông góc với đường thẳng CN.

Lời giải:

Cho ba điểm phân biệt thẳng hàng A, B, C

Gọi giao của BN và CM là F thì NF ⊥ MC tại F.

Trong tam giác MNC có CA  MN (vì d ⊥ AB tại A), NF  MC, AC giao với NF tại B nên B là trực tâm của tam giác MNC.

Suy ra BM là đường cao của tam giác MNC hay BM vuông góc với đường thẳng CN. 

Bài 3 (9.34) trang 84 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC. Kẻ tia phân giác At của góc tạo bởi tia AB và tia đối của tia AC. Chứng minh rằng nếu đường thẳng chứa tia At song song với đường thẳng BC thì tam giác ABC cân tại A.

Lời giải:

Cho tam giác ABC. Kẻ tia phân giác At của góc tạo bởi tia AB

Gọi tia đối của tia AC là Am. Ta có tia At chia góc mAB thành hai góc A1^ và A2^A1^=A2^

Vì At // BC nên ta có A1^=ACB^ (hai góc đồng vị) và A2^=ABC^ (hai góc so le trong).

Suy ra ACB^=A1^=A2^=ABC^. Vậy tam giác ABC là tam giác cân tại đỉnh A.

Bài 4 (9.35) trang 84 VTH Toán 7 Tập 2: Kí hiệu SABC là diện tích tam giác ABC. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, M là trung điểm của BC.

a) Chứng minh SGBC = 13SABC.

Gợi ý. Sử dụng GM = 13AM để chứng minh SGBM = 13SABM, SGCM = 13SACM.

b) Chứng minh SGCA = SGAB = 13SABC.

Nhận xét. Từ bài tập trên ta có: SGBC = SGCA = SGAB = 13SABC điều này giúp ta cảm nhận tại sao có thể đặt thăng bằng miếng bìa hình tam giác trên giá nhọn đặt tại trọng tâm của tam giác đó.

Lời giải:

Kí hiệu SABC là diện tích tam giác ABC. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC

a) Ta có SGBC = SBGM + SCGM.

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên GM = 13AM,

suy ra SBGM = 13SBAM, SCGM = 13SACM.

Suy ra SGBC = SBGM + SCGM = 13SBAM + 13SACM  = 13(SBAM + SACM) = 13SABC.

b) Gọi N, P lần lượt là trung điểm của AC và AB.

Kí hiệu SABC là diện tích tam giác ABC. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC

Tương tự GN = 13BN nên

SGAC = SCGN + SAGN = 13SBCN + 13SABN  = 13(SBCN + SABN) = 13SABC.

Vì GP = 13CP nên

SGAB = SBGP + SAGP = 13SBCP + 13SAPC  = 13(SBCP + SAPC) = 13SABC.

Vậy SGBC = SGCA = SGAB = 13SABC.

Bài 5 trang 85 VTH Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH (H ∈ BC).

a) Chứng minh ∆AHB = ∆AHC.

b) Từ H kẻ đường thẳng song song với AC, cắt AB tại D. Chứng minh AD = DH.

c) Gọi M là trung điểm của AC, CD cắt AH tại G. Chứng minh ba điểm B, G, M thẳng hàng.

d) Chứng minh chu vi ∆ABC lớn hơn AH + 3BG.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH (H thuộc BC)

a) Xét hai tam giác vuông ∆AHB và ∆AHC có:

AH chung, AB = AC (tam giác ABC cân tại A) nên ∆AHB = ∆AHC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

b) Từ câu a) ∆AHB = ∆AHC , suy ra A1^=A2^ (hai góc tương ứng).

Ta có AC // HD, suy ra A2^=H1^ (so le trong), từ đó A1^=H1^ nên ∆ADH cân tại D, suy ra AD = DH.    (1)

c) Ta có A1^+ABH^=90° (vì tam giác AHB vuông tại H), H1^+H2^=AHB^=90° (AH vuông góc với BC tại H). Vì A1^=H1^ nên ABH^=H2^, suy ra tam giác BHD cân tại D, do đó BD = DH.     (2)

Từ (1) và (2) suy ra D là trung điểm của AB.

Tam giác ABC có CD, AH là hai trung tuyến cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác.

Khi đó BG là trung tuyến, M là trung điểm của AC nên BG đi qua M, tức B, G, M thẳng hàng.

d) Trên tia BM lấy điểm K sao cho M là trung điểm của BK, khi đó 2BM = BK.

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên 3BG = 2BM. Từ đó BK = 2BM = 3BG.

Ta chứng minh được ∆BMC = ∆KMA (c.g.c), suy ra BC = AK.

Trong tam giác ABK, ta có:

AK + AB > BK hay BC + AB > BK, mà BK = 2BM = 3BG nên BC + AB > 3BG. (3)

Trong tam giác vuông AHC, ta có AC > AH.          (4)

Từ (3) và (4) suy ra BC + AC + AB > AH + 3BG.

Đánh giá

0

0 đánh giá