Với giải Câu hỏi khởi động trang 46 SGK Toán lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Xác suất của biến cố giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 10 Bài 5: Xác suất của biến cố
Câu hỏi khởi động trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Xét biến cố “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”.
Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố nói trên?
Lời giải:
Sau bài này, ta sẽ giải quyết bài toán trên như sau:
Để tính xác suất của biến cố, ta cần tìm số phần tử của không gian mẫu và số phần tử của biến cố, sau đó tính tỉ số giữa số phần tử của biến cố và số phần tử của không gian mẫu, đây là xác suất của biến cố cần tìm.
Giải chi tiết:
Gieo một xúc xắc 2 lần liên tiếp, số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 36.
Gọi biến cố A: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5), (6; 6), (1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6).
Hay A = {(6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6); (1; 6); (2; 6); (3; 6); (4; 6); (5; 6)}.
Do đó, n(A) = 11.
Vậy xác suất của biến cố A là .
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi khởi động trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp. Xét biến cố “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt 6 chấm”....
Hoạt động 1 trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Một trong những khái niệm cơ bản của lí thuyết xác suất là phép thử. Chẳng hạn, tung đồng xu hay gieo xúc xắc,… là những ví dụ về phép thử. Hãy nêu một số ví dụ về phép thử....
Hoạt động 2 trang 46 Toán lớp 10 Tập 2: Xét phép thử “Gieo một xúc xắc một lần”, kết quả có thể xảy ra của phép thử là số chấm trên mặt xuất hiện của xúc xắc. Viết tập hợp Ω các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên....
Hoạt động 3 trang 47 Toán lớp 10 Tập 2: Xét phép thử T: “Tung một đồng xu hai lần liên tiếp”....
Luyện tập 1 trang 48 Toán lớp 10 Tập 2: Xét phép thử “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp”.....
Hoạt động 4 trang 49 Toán lớp 10 Tập 2: Xét phép thử “Tung một đồng xu hai lần liên tiếp”. Tính xác suất của biến cố A: “Mặt xuất hiện của đồng xu ở cả hai lần tung là giống nhau”.....
Luyện tập 2 trang 50 Toán lớp 10 Tập 2: Có 5 bông hoa màu trắng, 5 bông hoa màu vàng và 6 bông hoa màu đỏ. Người ta chọn ra 4 bông hoa từ các bông hoa trên. Tính xác suất của biến cố “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu”...
Luyện tập 3 trang 51 Toán lớp 10 Tập 2: Có 15 bông hoa màu trắng và 15 bông hoa màu vàng. Người ta chọn ra đồng thời 10 bông hoa. Tính xác suất của biến cố “Trong 10 bông hoa được chọn ra có ít nhất một bông màu trắng”...
Bài 1 trang 52 Toán lớp 10 Tập 2: Một hộp có 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên đồng thời 2 chiếc thẻ từ trong hộp....
Bài 2 trang 52 Toán lớp 10 Tập 2: Một hộp có 4 tấm bìa cùng loại, mỗi tấm bìa được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4; hai tấm bìa khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên đồng thời 3 tấm bìa từ trong hộp....
Bài 3 trang 52 Toán lớp 10 Tập 2: Hai bạn nữ Hoa, Thảo và hai bạn nam Dũng, Huy được xếp ngồi ngẫu nhiên vào bốn ghế đặt theo hàng dọc. Tính xác suất của mỗi biến cố:...
Bài 4 trang 52 Toán lớp 10 Tập 2: Có 10 bông hoa màu trắng, 10 bông hoa màu vàng và 10 bông hoa màu đỏ. Người ta chọn ra 4 bông hoa từ các bông hoa trên. Tính xác suất của biến cố “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu”....
Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giải SGK Toán 10 Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Giải SGK Toán 10 Bài 5: Xác suất của biến cố
Giải SGK Toán 10 Bài tập cuối chương 6
Giải SGK Toán 10 Bài 1: Tọa độ của vectơ
Giải SGK Toán 10 Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán