Với giải Câu hỏi trang 35 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
Câu hỏi trang 35 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 6.1, Hình 6.2 và Lược đồ 6.1, hãy:
- Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.
- Lí giải vì sao Hê-rô-đốt cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.1 Bài 6 SGK.
Bước 2: Xác định những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.
Bước 3: Rút ra kết luận.
Trả lời:
* Những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập:
- Điều kiện tự nhiên: Gắn liền với sông Nin, điều kiện tự nhiên thuận lợi, phong phú, địa bàn sinh sống rộng lớn.
- Kinh tế: Trên cơ sở công cụ lao động bằng đá, đồng... kinh tế phát triển. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông .
- Xã hội: phân chia thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ... Sự phân chia xã hội tạo ra một bộ phận chuyên sản xuất, phục vụ...
- Dân cư: bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ chính là chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
“ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”, bởi vì:
- Lưu vực sông lớn, cung cấp nguồn sống, nguyên liệu cho con người như nước, thủy sản, thực vật và động vật.
- Sông Nin mang đến cho Ai Cập một lượng phù sa màu mỡ tạo địa bàn sinh sống và thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển sớm.
- Sông Nin còn cung cấp khả năng giao thông và giao thương, tạo ra các đô thị, các nhà nước sơ khai.
=> Sông Nin chính là tài sản quan trọng nhất của Ai Cập có thể tạo nên đế chế, nền văn minh rực rỡ, không có sông Nin thì sẽ không có Ai Cập.
Lý thuyết Văn minh Ai Cập cổ đại
1.1. Cơ sở hình thành
- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Nin có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập cổ đại
- Cơ sở kinh tế: kinh tế phát triển, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Sản xuất nông nghiệp ở Ai Cập
- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao và tuyệt đối
- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ.
- Cơ sở dân cư: cư dân Ai Cập cổ đại bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
1.2. Những thành tựu cơ bản
- Chữ viết:
+ Thành tựu: Người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của mình; Chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.
Chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại
+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy của con người; là phương tiện chủ yếu để lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác, đồng thời là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.
- Toán học:
+ Thành tựu: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16. …
+ Ý nghĩa: là biểu hiện cao của tư duy, đồng thời là cơ sở cho nền toán học sau này
- Về kiến trúc và điêu khắc:
+ Thành tựu: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ý nghĩa: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người và mang tính thẩm mĩ cao; đồng thời là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.
Cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng Kim Tự Tháp
- Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
1.3. Ý nghĩa
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây