Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới

7.2 K

Với giải Luyện tập 2 trang 30 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại

Luyện tập 2 trang 30 Lịch sử 10: Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản đó

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin qua báo, sách, internet

Trả lời:

5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới:

- Quần thể di tích Cố đô Huế: Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.

- Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình: Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km. Ngày 23/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.

- Ca trù: Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Ngày 1/10/2009, ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

- Mộc bản triều Nguyễn: Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.

- Thánh địa Mỹ Sơn:Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Dân ca Quan họ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?

A. Năm 2010

B. Năm 2009

C. Năm 2008

D. Năm 2007

Đáp án đúng là: B

Dân ca Quan họ được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009.

Câu 2. Thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào thời gian nào?

A. Năm 1985

B. Năm 1986

C. Năm 1987

D. Năm 1988

Đáp án đúng là: C

Thành phố Vơ-ni-dơ và đầm phá Vơ-ni-dơ (I-ta-li-a) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987.

Câu 3. Năm 2021, tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ (I-t-al-li-a) cần “quản lí du lịch bền vững hơn” nhằm mục đích

A. bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này.

B. hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19.

C. bảo vệ sự trong lành của thành phố.

D. giữ trật tự an ninh cho khu vực này.

Đáp án đúng là: A

Năm 2021, tổ chức UNESCO đưa ra khuyến cáo đối với chính quyền thành phố Vơ-ni-dơ (I-t-al-li-a) cần “quản lí du lịch bền vững hơn” nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái và di sản vùng đầm phá này.

Đánh giá

0

0 đánh giá