Với giải Câu hỏi trang 27 Lịch sử lớp 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Câu hỏi trang 27 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 4.2, 4.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Hãy làm rõ mối quan hệ đó qua một ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Quan sát hình ảnh và đọc thông tin trang 27 SGK
Trả lời:
Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết
- Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…)đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử
- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng
- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả
- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
Ví dụ: Mối quan hệ giữa sử học và công tác bảo tồn di tích khu Hoàng thành Thăng Long.
Cụ thể:
Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,v.v.. dưới thời Lí-Trần- Lê Sơ. Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúp cho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô dùng quý giá để nghiên cứu.
Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa, vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa. Đồng thời đánh giá chính xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốt nhất.
Lý thuyết Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tạo. Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:
+ Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.
Khu di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa,Việt Nam) có giá trị lớn về mặt lịch sử
+ Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng
+ Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.
+ Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại