Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam

8.7 K

Với giải Luyện tập 2 trang 135 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Luyện tập 2 trang 135 Lịch sử 10: Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 2.b trang 128 và mục 3 trang 135, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Thể hiện nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Trả lời:

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

+Bữa ăn: cơm, cá, rau 

+Trang phục: Áo, quần (váy) kết hợp trang sức (người Kinh thì kết hợp cả dép, mũ…)

+Nhà ở: Nhà trệt, nhà tầng, nhà sàn, nhà đất.

+Đi lại: Đi bộ, vận chuyển bằng gùi, các loại xe và tàu thuyền…

+Tín ngưỡng: Thờ thần, Thành hoàng làng, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đa thần…

+Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, đạo Tin Lành, Islam giáo…

+Phong tục: cưới, sinh, ma, chay, xuống đồng…

+Lễ hội: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội lồng tồng, lễ cấp sắc, lễ hội Kate

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là

A. buôn bán đường biển.

B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. buôn bán đường bộ.

Đáp án đúng là: C

Do cư trú chủ yếu ở đồng bằng nên sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính của người Kinh. (SGK - Trang 126)

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

A. Canh tác lúa và các cây lương thực.

B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.

C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.

D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.

Đáp án đúng là: A

Cả người Kinh và các dân tộc ở Việt Nam đều có hoạt động canh tác cây lúa và các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn,… Tuy nhiên, người Kinh chủ yếu canh tác ở đồng bằng, còn các dân tộc thiểu số chủ yếu canh tác ở nương rẫy, ruộng bậc thang, thung lũng chân núi. (SGK - Trang 126)

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?

A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.

B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.

C. Đem lại việc làm cho người dân.

D. Là động lực chính phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt:

- Đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước.

- Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.

- Cải thiện đời sống và đem lại việc làm cho người dân. (SGK - Trang 127)

Nghề thủ công không phải là động lực chính để phát triển kinh tế.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 125 Lịch sử 10: Dựa vào Tư liệu 1 (tr.124), em hãy cho biết các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia như vậy?...

Câu hỏi 2 trang 125 Lịch sử 10: Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó...

Câu hỏi trang 125 Lịch sử 10: Ngữ hệ là gì? Dựa vào những đặc điểm nào để xếp các dân tộc vào cùng một hệ?...

Câu hỏi 2 mục b trang 125 Lịch sử 10: Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó. Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào?...

Câu hỏi 1 trang 127 Lịch sử 10: Em hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam...

Câu hỏi 2 trang 127 Lịch sử 10: Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?...

Vận dụng trang 135 Lịch sử 10: Sưu tầm và giới thiệu khái quát về các dân tộc ở địa phương em (huyện/thị xã). Em nhận thấy đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở địa phương em trong những năm gần đây có thay đổi gì nổi bật... 

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại

Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bài 12: Văn minh Đại Việt

Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá