Giải SGK Lịch Sử 10 Bài 14 (Kết nối tri thức): Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

6.7 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Kết nối tri thức sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 từ đó học tốt môn Địa 10.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Kết nối tri thức

Video giải Lịch sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Kết nối tri thức

1. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Giải Lịch sử 10 trang 137 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 137 Lịch sử 10: Hãy cho biết: Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành trên những cơ sở nào và thể hiện ra sao trong các thời kỳ lịch sử?

 Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 1.a trang 136 SGK Lịch sử 10.

B2: Tìm hiểu qua internet, sách, báo về sự đoàn kết dân tộc trong các thời kỳ lịch sử.

Trả lời:

- Cơ sở hình thành:

+ Yêu cầu từ trị thủy để phục vụ nông nghiệp.

+ Chống giặc ngoại xâm.

- Thể hiện qua các thời kỳ lịch sử:

- Từ thời Văn Lang - Âu Lạc sang giai đoạn Đại Việt và đến thời đại ngày nay, nhân dân ta luôn đoàn kết cùng nhau trị thủy để phát triển kinh tế.

- Nhân dân ta cùng nhau đứng lên chống lại sự xâm lược của phương Bắc bảo vệ nền độc lập dân tộc. 

- Thời phong kiến, các triều đại phong chức tước, gả công chúa cho thủ lĩnh người dân tộc vùng biên giới

- Năm 1930 Khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện: Mặt trận dân tộc thống nhất 18/11/1930 nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung mục 1.a trang 136 SGK Lịch sử 10, từ đó rút ra nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết.

Trả lời:

Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc), phát triển qua hoạt động sống hằng ngày và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc . 

Việc trồng lúa nước yêu cầu nhân dân ta lại cùng nhau “chung lưng đấu cật” xây dựng thủy lợi và đê điều từ đó hình thành tinh thần đoàn kết trong nhân dân.

Trước sự đe dọa từ thế lực bên ngoài, nhân dân ta cùng nhau đoàn kết đứng lên chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Giải Lịch sử 10 trang 138 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 138 Lịch sử 10: Em hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành độc lập trong lịch sử dân tộc. Qua đó phân tích vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam

Phương pháp giải:

B1: Tìm hiểu thông tin qua Internet, sách, báo…

B2: Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh trong lịch sử.

B3: Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh trong lịch sử dân tộc ta chủ yếu do sự đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù của dân tộc ta.

- Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của cuộc đấu tranh.

Giải Lịch sử 10 trang 139 Kết nối tri thức

Phương pháp giải:

B1: Quan sát thông tin mục 1.c trang 139 SGK Lịch sử 10 và thực tế.

B2: Chỉ ra vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc. 

Trả lời:

Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò lớn: là cơ sở huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn hòa bình, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

Ví dụ: Các hội đồng hương, các hội phụ nữ, các hoạt động ủng hộ đồng bào khó khăn....

2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

Giải Lịch sử 10 trang 140 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 140 Lịch sử 10: Em hãy xác định những từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc trong các tư liệu 5, 6. Các tư liệu thể hiện gì trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Lịch Sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

B1: Xem nội dung tư liệu 5, 6 mục 2.a trang 140 SGK Lịch sử 10.

B2: Xác định từ ngữ và  đánh giá quan điểm của Đảng.

Trả lời:

- Các từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc: “Đoàn kết toàn dân”; “dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc”

- Các tư liệu thể hiện sự phát triển của khối đại đoàn kết dân tộc với ba nguyên tắc: Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển.

Giải Lịch sử 10 trang 142 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 142 Lịch sử 10: Lập bảng tóm tắt một số nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng).

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 2.b trang 140 SGK Lịch sử 10.

B2: Tóm tắt các nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc.

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Kinh tế

Chủ trương phát triển kinh tế miền núi, dân tộc thiểu số, phát huy thế mạnh tiềm năng của từng vùng, khắc phục chênh lệch giữa các vùng miền.

Văn hóa

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xã hội

Thực hiện chính sách xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.

An ninh quốc phòng

Củng cố địa chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc.

Câu hỏi 2 trang 142 Lịch sử 10: Thông qua sách, báo, truyền hình, internet hoặc quan sát thực tế ở địa phương, em hãy kể tên một số chương trình thể hiện những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin qua sách, báo, internet.

Trả lời:

Một số chương trình cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: Xây nhà cho người nghèo; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch…

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 142 Lịch sử 10: Em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trên trục thời gian.

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại mục 1 SGK

B2: Xét trên các giai đoạn: thời Văn Lang- Âu Lạc, thời Bắc thuộc, thời phong kiến, giai đoạn 1945-1975, và hiện nay

Trả lời:

Quá trình hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trên trục thời gian

Lịch Sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Luyện tập 2 trang 142 Lịch sử 10:  “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

(Hồ Chí Minh)

Em hiểu như thế nào về quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Lấy những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải của em.  

Phương pháp giải:

Tìm những dẫn chứng lịch sử về đoàn kết dân tộc, sau đó nêu ra ý hiểu của bản thân. 

Trả lời:

Ý nghĩa của quan điểm trên: 

- Đoàn kết là sự gắn bó, chúng tay để cùng làm một việc gì đó, đại đoàn kết trước hết là đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân, sau là đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

- Câu nói của Bác đã đưa ra một câu có quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công: có đoàn kết thì mới thành công. 

Dẫn chứng: trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trước lời kêu gọi toàn dân kháng chiến cả Bác cùng với lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, quân và dân ta đã anh dũng đứng lên tạo nên những chiến thắng vang rộn năm châu và giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước.

Vận dụng 1 trang 142 Lịch sử 10: Hiện nay, trong Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về một di sản của cư dân dân tộc thiểu số mà em thích nhất. 

Phương pháp giải:

B1: Nêu cảm nhận của em 

B2: Tìm kiếm thông tin qua sách báo, internet về các di sản của các dân tộc thiểu số: lễ hội Kate, lễ hội lồng tồng, lễ cấp sắc, sử thi Ê Đê, v.v….

Trả lời:

Việc UNESCO ghi danh nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam làm em thấy tự hào, và có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Di sản mà em thích đó là Lễ hội Róong Pọoc của người Giáy (Tả Van- Sa Pa):

Lễ hội Roóng Poọc (Xuống đồng) của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng thần cai quản địa bàn (Thổ địa) để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy (xã Tả Van) phản ánh ước nguyện về một cuộc sống dân an, vật thịnh. Toàn bộ diễn trình nghi lễ và các trò chơi luôn gắn với tín ngưỡng phồn thực, cầu cho vạn vật sinh sôi, nảy nở. Dấu vết cầu mưa cũng phản ánh khá đậm nét trong hội Xuống đồng, như dán giấy màu vàng hình con rồng trên vòng nhật, nguyệt với ý nghĩa đảm bảo cho mưa thuận gió hòa. 

Vận dụng 2 trang 142 Lịch sử 10: Nếu trường em hoặc tổ dân phố/ làng/ bản nơi em sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và viết bài tham gia Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh nào? Tại sao?

Phương pháp giải:

Tìm kiếm hình ảnh, tranh, bài viết thông qua sách báo internet.

Trả lời:

Nếu trường em hoặc tổ dân phố/ làng/ bản nơi em sinh sống phát động cuộc thi tham gia Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc em sẽ chọn hình ảnh như dưới:


Lịch Sử 10 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Vì đây là hình ảnh Bác Hồ với đồng bào các dân tộc miền Núi, thể hiện tinh thần đoàn kết, không phân biệt dân tộc, đảng phái.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

I. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dân tộc Việt Nam

a) Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

- Khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam đã hình thành từ rất sớm - từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, xuất phát từ:

+ Yêu cầu liên kết để trị thuỷ, làm thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

+ Yêu cầu tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam ngày càng được củng cố qua cuộc đấu tranh bền bỉ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc

- Thời kì phong kiến tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc luôn được các vương triều quan tâm, xây dựng thông qua nhiều chính sách, biện pháp cụ thể.

- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và mở rộng

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

- Khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đươc thành lập này 18/11/1930 với tên gọi Hội Phản đế đồng minh, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

c) Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

- Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ khi có thiên tai, dịch bệnh.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra

II. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

a) Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc

- Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm xây dựng, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, với 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng và Thương trợ nhau cùng phát triển.

- Ba nguyên tắc này đã từng bước được phát triển, khẳng định trên tất cả các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước; được quán triệt trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và được cụ thể hoá trong các chương trình hành động, chính sách của Nhà nước Việt Nam qua các thời kì.

b) Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì, từng vùng miền, từng địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết dân tộc.

- Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là tính toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng,...

+ Về kinh tế: nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc;...

+ Về văn hoá: nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số xuất phát từ đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và kết cấu xã hội, tập quán và truyền thống trong các dân tộc...

+ Về an ninh quốc phòng: củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn để đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.

- Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã hội các địa phương miền núi, hải đảo; củng cố, giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Đánh giá

0

0 đánh giá