Với giải Câu hỏi 2 trang 131 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Câu hỏi 2 trang 131 Lịch sử 10: Theo em, văn hóa ăn, mặc, ở của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? Nêu một số ví dụ ở địa phương em.
Phương pháp giải:
B1: Tìm hiểu thông tin qua Internet và sách, báo.
B2: Quan sát, tập hợp tư liệu về sự thay đổi ở địa phương.
Trả lời:
- Sự thay đổi về văn hóa ăn, mặc, ở: Văn hóa ăn, ở, mặc của các dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiện đại, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người hơn.
- Trang phục của các dân tộc ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ con người khỏi những biến đổi về thời tiết…
Ví dụ: Trang phục của học sinh đồng bào H-mông nặng, dày, bất tiện cho các hoạt độg thể chất, vì vậy mà được thay thế bằng đồng phục sơ mi quần âu cho tiện lợi.
Lý thuyết Hoạt động kinh tế và đời sống vật chất
a) Hoạt động kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:
+ Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, là hoạt động kinh tế chính.
+ Sản xuất nông nghiệp tồn tại, phát triển gắn liền với việc trị thuỷ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi
+ Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn,... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn quả,... và chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ – hải sản,...
Hoạt động trồng lúa nước của người Kinh
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Phát triển hoạt động canh tác nương rẫy (do địa bàn cư trú chủ yếu là khu vực có địa hình cao, dốc)
+ Cây trồng chủ yếu: lúa, ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, cây rau xanh và cây gia vị,...
+ Việc canh tác lúa nước được tiến hành ở các thung lũng chân núi hoặc những thửa ruộng bậc thang trên các sườn đồi, sườn núi đất.
* Thủ công nghiệp
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:
+ Làm nhiều nghề thủ công truyền thống như: nghề gốm, nghề dệt, nghề đan, rèn, mộc, chạm khắc, đúc đồng, kim hoàn, khảm trai,...
+ Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài nước
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:
+ Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.
+ Nghề dệt và nghề đan ra đời sớm, phát triển mạnh ở hầu hết các dân tộc; nghề gốm và nghề rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn. Ngoài ra, một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì trong cộng đồng các dân tộc thiểu số như: nghề mộc, nghề làm đồ trang sức bằng bạc,...
+ Sản phẩm của các nghề thủ công này chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.
Canh tác trên ruộng bậc thang
b) Đời sống vật chất
* Đời sống vật chất của người Kinh:
- Ăn
+ Bữa ăn truyền thống thường bao gồm cơm, rau, cá, thịt gia súc, gia cầm…; nước uống thường là nước đun với một số loại lá, hạt cây (chè, vối,...).
+ Sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, đa dạng về cách chế biến và thưởng thức, mang đậm bản sắc văn hoá của mỗi vùng miền.
+ Ngày nay, thực đơn bữa ăn chính của các gia đình đã đa dạng hơn.
- Trang phục
+ Trang phục thường ngày gồm áo, quần (hoặc váy), kết hợp thêm một vài chi tiết phụ khác như: mũ, khăn, giày, dép...
+ Người Kinh ưa thích dùng trang sức bằng bạc hoặc vàng.
+ Trang phục có sự khác biệt giữa các vùng, miền; chất liệu, kiểu dáng, màu sắc và đa dạng
+ Hiện nay, người Kinh ở các vùng miền thường mặc âu phục: áo sơ mi, quần âu….
- Nhà ở
+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.
+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...
+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.
- Đi lại, vận chuyển:
+ Ngoài đi bộ, vận chuyển bằng vai, người Kinh còn phát triển hình thức đi lại, vận chuyển bằng xe trâu, bò, ngựa hoặc các loại thuyền, bè,...
+ Hiện nay, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương ngày càng dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian nhờ việc phát triển đa dạng các loại hình và phương tiện giao thông.
* Đời sống của các dân tộc thiểu số
- Ăn
+ Thường ngày cư dân các dân tộc thiểu số cũng chủ yếu ăn cơm với rau, cá.
+ Cách ăn và chế biến đồ ăn cũng có ít nhiều sự khác biệt giữa các dân tộc, vùng miền.
- Trang phục
+ Thường được may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh,...
+ Trang phục của các dân tộc phía bắc là quần (hoặc váy) và áo có nhiều hoa văn trang trí. Các dân tộc phía nam, khi trời nóng, nam đóng khố, cởi trần (hoặc mặc áo); nữ mặc váy, áo; khi trời lạnh, nam, nữ đều khoác thêm tấm vải giữ ấm cơ thể.
+ Ngoài trang sức bằng kim loại, đồng bào các dân tộc thiểu số sử dụng nhiều loại trang sức có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
Trang phục truyền thống của người Dao đỏ
- Nhà ở
+ Chủ yếu làm và ở trong những ngôi nhà sàn bằng nguyên liệu thực vật (gỗ, tre, nứa, lá,...);
+ Cư dân một số dân tộc ở nhà trệt (đất) hoặc nhà nửa sàn nửa trệt.
- Đi lại, vận chuyển
+ Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp, cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi.
+ Một số dân tộc biết thuần dưỡng súc vật (trâu, ngựa, voi,...) và sử dụng các loại xe, thuyền để đi lại và vận chuyển hàng hoá, đồ đạc.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam