Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó

6.3 K

Với giải Câu hỏi 2 mục b trang 125 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Câu hỏi 2 mục b trang 125 Lịch sử 10: Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó. Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào?

Phương pháp giải:

B1: Xem lại nội dung mục 1.b trang 125, SGK Lịch sử 10 KNTT.

B2: Tên các nhóm ngôn ngữ.

Trả lời:

Ở Việt Nam có 5 ngữ hệ, 8 nhóm ngôn ngữ.

Các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ đó là:

- Ngữ hệ Nam Á: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Môn – Khơ-me

- Ngữ hệ Thái – ka-đai: ngôn ngữ Tày – Thái, Ka – Đai; Ngữ hệ Mông – Dao: ngôn ngữ Mông – Dao

- Ngữ hệ Nam Đảo: ngôn ngữ Ma-lay-ô Pô-li-nê-di; Ngữ hệ Hán – Tạng: ngôn ngữ Hán, Tạng – Miến.

Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường

Lý thuyết Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

a) Thành phần dân tộc theo dân số

- Khái niệm “dân tộc” được sử dụng theo hai nghĩa:

+ Dân tộc - quốc gia: bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam);

+ Dân tộc - tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,...).

- Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm:

+ Dân tộc đa số

+ Dân tộc thiểu số

b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

- Ngữ hệ:

+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...

+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.

- Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ:

+ Ngữ hệ Nam Á, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme.

+ Ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Kađai.

+ Ngữ hệ Mông – Dao gồm nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

+ Ngữ hệ Nam đảo, gồm nhóm ngôn ngữ: Malayô – Pôlinêdi.

+ Ngữ hệ Hán – Tạng, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 125 Lịch sử 10: Dựa vào Tư liệu 1 (tr.124), em hãy cho biết các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia như vậy?...

Câu hỏi 2 trang 125 Lịch sử 10: Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó...

Câu hỏi trang 125 Lịch sử 10: Ngữ hệ là gì? Dựa vào những đặc điểm nào để xếp các dân tộc vào cùng một hệ?...

Câu hỏi 1 trang 127 Lịch sử 10: Em hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam...

Câu hỏi 2 trang 127 Lịch sử 10: Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?...

Vận dụng trang 135 Lịch sử 10: Sưu tầm và giới thiệu khái quát về các dân tộc ở địa phương em (huyện/thị xã). Em nhận thấy đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở địa phương em trong những năm gần đây có thay đổi gì nổi bật... 

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại

Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bài 12: Văn minh Đại Việt

Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá