Với giải Câu hỏi trang 133 Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Câu hỏi trang 133 Lịch sử 10: Em hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 3.a trang 132 SGK Lịch sử 10.
Trả lời:
Một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các vị thần tự nhiên (thần Mặt Trời, thần Đất, thần Rừng,...)
Lý thuyết Đời sống tinh thần
a) Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh
+ Có tín ngưỡng đa thần (sùng bái nhiều vị thần tự nhiên)
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất (tổ tiên, anh hùng dân tộc, những người có công với cộng đồng…)
+ Người Kinh đã và đang tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,... Cùng với đó là việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: đình, đền, chùa, tháp, nhà thờ,... và tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến các tôn giáo như lễ Phật đản (Phật giáo), lễ Giáng sinh (Công giáo, Tin Lành),...
- Tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số
+ Duy trì tín ngưỡng đa thân, vạn vật hữu linh, tổ tem giáo,... ở các mức độ đậm, nhạt khác nhau.
+ Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo,...
b) Phong tục, tập quán, lễ hội
- Phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh
+ Thực hành nhiều phong tục, tập quán liên quan đến chu kì vòng đời và chu kì thời gian/thời tiết
+ Sáng tạo, duy trì và phát triển hệ thống lễ hội đa dạng và phong phú, gồm lễ hội liên quan đến các tín ngưỡng dân gian, lễ hội tôn giáo, lễ hội tưởng nhớ các anh hùng dân tộc,...
+ Về quy mô, lễ hội cũng khá đa dạng, từ các lễ hội của cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế.
- Phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc thiểu số
+ Duy trì nhiều phong tục tập quán liên quan đến chu kì vòng đời (sinh đẻ, cưới xin, tang ma,...) và chu kì canh tác (làm đất, gieo trỉa, thu hoạch,...).
+ Một số dân tộc cũng có các phong tục, tập quán liên quan đến chu kì thời gian/thời tiết
+ Lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng bản và tộc người. Một số lễ hội liên quan đến cộng đồng cư dân - dân tộc cư trú tại một vài làng/bản trong một khu vực.
+ Các lễ hội phổ biến như: lễ tế thần, lễ hội cơm mới, đưa thóc vào kho, lễ hội xuống đồng, lễ cúng bản, cúng mường…
Lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại
Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam