Sách bài tập Toán 10 Bài 3 (Cánh diều): Tổ hợp

3.1 K

Với giải sách bài tập Toán 10 Bài 3: Tổ hợp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 10 Bài 3: Tổ hợp

Giải SBT Toán 10 trang 13 Tập 2

Bài 20 trang 13 SBT Toán 10 Tập 2: Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n. Mỗi tổ hợp chập k của n phần tử đó là:

A. Tất cả kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó.

B. Một tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.

C. Một kết quả của việc lấy k phần tử từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó.

D. Tất cả tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n.

Mỗi tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đó.

Vậy ta chọn phương án B.

Bài 21 trang 13 SBT Toán 10 Tập 2: Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Cnk=Ankk! .

B. Cnk=Cnnk .

C. Cnk=Anknk! .

D. Cnk=n!k!nk! .

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Cho k, n là các số nguyên dương, k ≤ n.

Ta có Cnk=Ankk!=Cnk=n!k!nk! .

Do đó phương án A, D đúng.

Theo tính chất của các số Cnk , ta có Cnk=Cnnk .

Do đó phương án B đúng.

Suy ra phương án C sai.

Vậy ta chọn phương án C.

Bài 22 trang 13 SBT Toán 10 Tập 2: Tính số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong 10 điểm phân biệt.

Lời giải:

Mỗi đoạn thẳng tương ứng với một cặp điểm (không tính thứ tự) chọn trong 10 điểm phân biệt đã cho.

Mỗi cách chọn 2 trong 10 điểm phân biệt là một tổ hợp chập 2 của 10.

Số cách chọn 2 trong 10 điểm phân biệt là: C102=45  (cách chọn).

Vậy có 45 đoạn thẳng thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Bài 23 trang 13 SBT Toán 10 Tập 2: Cho n điểm phân biệt (n > 1). Biết rằng, số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong n điểm đã cho bằng 78. Tìm n.

Lời giải:

Số đoạn thẳng có 2 đầu mút là 2 trong n điểm đã cho là: Cn2=n!2!n2! .

Theo đề, ta có số đoạn thẳng có hai đầu mút là 2 trong n điểm đã cho bằng 78.

Tức là, n!2!n2!=78 .

Suy ra n2!.n1.n2.n2!=78 .

Khi đó n1.n2=78 .

Do đó n2 – n = 156.

Vì vậy n2 – n – 156 = 0.

Suy ra n = 13 hoặc n = –12.

Vì n > 1 nên ta nhận n = 13.

Vậy n = 13 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Giải SBT Toán 10 trang 14 Tập 2

Bài 24 trang 14 SBT Toán 10 Tập 2: Tính số đường chéo của một đa giác lồi có 12 đỉnh.

Lời giải:

Đa giác lồi có 12 đỉnh thì có 12 cạnh.

Số cách chọn 2 đỉnh trong 12 đỉnh là một tổ hợp chập 2 của 12.

Suy ra số cách chọn 2 đỉnh trong 12 đỉnh là: C122  (cách chọn).

Vậy số đường chéo cần tìm là C12212=54 .

Bài 25 trang 14 SBT Toán 10 Tập 2: Cho đa giác lồi n đỉnh (n > 3). Biết rằng, số đường chéo của đa giác đó là 170. Tìm n.

Lời giải:

Số đường chéo của đa giác lồi n đỉnh là một cặp đỉnh (không tính n cạnh) được chọn trong n đỉnh của đa giác lồi nên ta có Cn2n=n!2!.n2!n .

Theo đề, ta có số đường chéo của đa giác đó là 170.

Tức là, n!2!.n2!n=170 .

Suy ra n2!.n1.n2.n2!n=170 .

Khi đó (n – 1).n – 2n = 340.

Vì vậy n2 – 3n – 340 = 0.

Suy ra n = 20 hoặc n = –17.

Vì n > 3 nên ta nhận n = 20.

Vậy n = 20 là giá trị cần tìm.

Bài 26 trang 14 SBT Toán 10 Tập 2: Bạn Nam đến cửa hàng mua 2 chiếc ghế loại A. Tại cửa hàng, ghế loại A màu xanh có 20 chiếc và ghế loại A màu đỏ có 15 chiếc. Hỏi bạn Nam có bao nhiêu cách chọn mua 2 chiếc ghế loại A?

Lời giải:

Cửa hàng đó có tất cả 20 + 15 = 35 (chiếc ghế).

Mỗi cách chọn 2 chiếc ghế trong tổng số 35 chiếc là một tổ hợp chập 2 của 35.

Vậy số cách chọn 2 chiếc ghế loại A trong tổng số 35 chiếc ghế là: C352=595 .

Bài 27 trang 14 SBT Toán 10 Tập 2: Chứng minh rằng:

a) kCnk=nCn1k1  với 1 ≤ k ≤ n.

b) 1k+1Cnk=1n+1Cn+1k+1  với 0 ≤ k ≤ n.

Lời giải:

a) Ta có kCnk=k.n!k!.nk!

=k.n!k.k1!.nk!=n.n1!k1!.n1k1!=nCn1k1

Vậy kCnk=nCn1k1  với 1 ≤ k ≤ n.

b) Ta có 1k+1Cnk=1k+1.n!k!.nk!

=n!k+1!.nk!=1n+1.n+1.n!k+1!.n+1k+1!=1n+1.n+1!k+1!.n+1k+1!=1n+1Cn+1k+1

Vậy 1k+1Cnk=1n+1Cn+1k+1  với 0 ≤ k ≤ n.

Xêm thêm các bài giải SBT Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp

Bài 4: Nhị thức Newton

Bài tập cuối chương 5

Bài 1: Số gần đúng. Sai số

Lý thuyết Tổ hợp

1. Định nghĩa

Cho tập hợp A gồm n phần tử và một số nguyên k với 1 ≤ k ≤ n.

Mỗi tập con gồm k phần tử được lấy ra từ n phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đó.

QUẢNG CÁO

Ví dụ: Bạn Mai có 4 chiếc váy màu hồng, màu đỏ, màu trắng, màu tím. Mai muốn chọn 3 trong 4 chiếc váy để mang đi du lịch. Hãy viết các tổ hợp 3 của 4 chiếc áo váy đó.

Hướng dẫn giải

Các tổ hợp chập 3 của 4 chiếc váy là :

Hồng – đỏ – trắng ; Hồng – đỏ – tím ; Đỏ – trắng – tím ; Hồng – trắng – tím.

Vậy ta có 4 tổ hợp chập 3 của 4 chiếc váy là : Hồng – đỏ – trắng ; Hồng – đỏ – tím ; Đỏ – trắng – tím ; Hồng – trắng – tím.

2. Số các tổ hợp

Nhận xét : Một tổ hợp chập k của n phần tử nhiều gấp k! lần số tổ hợp chập k của n phần tử đó.

Kí hiệu là Cnk là số tổ hợp chập k của n phần tử với (1 ≤ k ≤ n). Ta có : Cnk=Ankk!

Quy ước 0! = 1 ; Cn0=1.

Với những quy ước trên, ta có công thức sau: Cnk=n!(nk)!k! (với 0 ≤ k ≤ n).

QUẢNG CÁO

Ví dụ: Một tổ có 8 người, bạn tổ trưởng muốn cử ra 4 bạn đi tập văn nghệ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?

Hướng dẫn giải

Mỗi cách chọn 4 bạn trong 8 bạn đi trực nhật là một tổ hợp chập 4 của 8.

Ta có C84=8!(84)!4!=70.

Vậy có 70 cách chọn 4 trong 8 bạn đi tập văn nghệ.

3. Tính chất của các số Cnk 

Ta có hai đẳng thức sau : Cnk=Cnnk (0 ≤ k ≤ n) và Cn1k1+Cn1k=Cnk (1 ≤ k < n).

Ví dụ: Ta có : C106=C10106=210 ; C10161+C1016=C106=210.

Đánh giá

0

0 đánh giá