Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

4.4 K

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

Giải Toán 7 trang 24 Tập 2

Bài 22 trang 24 Toán 7 Tập 2:

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết cho 3”;

b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 2”.

Lời giải:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:

A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.

Số phần tử của tập hợp A là 6.

a) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có một số là số lẻ và chia hết cho 3 là: 3.

Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết cho 3” là: mặt 3 chấm (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết cho 3” là 16 .

b) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có một số là số chia 5 dư 2 là2.

Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 2” là: mặt 2 chấm (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 2” là 16 .

Bài 23 trang 24 Toán 7 Tập 2:

Một hộp có 60 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 59, 60; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Tìm số phần tử của tập hợp C gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có hai chữ số lớn hơn 25”.

b) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 7”.

c) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho cả 3 và 5”.

d) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị”.

Lời giải:

Tập hợp C gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

C = {1, 2, 3, …, 59, 60}.

Số các phần tử của tập hợp C là 60.

a) Trong các số 1, 2, 3,..., 59, 60, có 35 số có hai chữ số lớn hơn 25 là: 26, 27, 28,..., 59, 60.

Vậy có 35 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có hai chữ số lớn hơn 25” là: 26, 27, 28,..., 59, 60 (lấy ra từ tập hợp C = {1, 2, 3, …, 59, 60}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có hai chữ số lớn hơn 25” là: 3560=712 .

b) Trong các số 1, 2, 3,..., 59, 60, có 8 số chia hết cho 7 là: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56.

Vậy có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 7” là: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56 (lấy ra từ tập hợp C = {1, 2, 3, …, 59, 60}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 7 là: 860=215.

c) Trong các số 1, 2, 3,..., 59, 60, có 4 số chia hết cho 3 và 5 là: 15, 30, 45, 60.

Vậy có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho cả 3 và 5” là: 15, 30, 45, 60 (lấy ra từ tập hợp C = {1, 2, 3, …, 59, 60}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho cả 3 và 5 là: 460=115 .

d) ) Trong các số 1, 2, 3,..., 59, 60, có 2 số có chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị là: 21, 42.

Vậy có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị” là: 21, 42 (lấy ra từ tập hợp C = {1, 2, 3, …, 59, 60}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng đơn vị là: 260=130 .

Bài 24 trang 24 Toán 7 Tập 2:

Danh sách đội dự thi trực tuyến về “An toàn giao thông” của học sinh lớp 7A được đánh số thứ tự từ 1 đến 25, trong đó bạn Minh có số thứ tự là 15. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong đội đó. Tìm số phần tử của tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số thứ tự của học sinh được chọn ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số thứ tự của học sinh được chọn ra là số thứ tự của bạn Minh”;

b) “Số thứ tự của học sinh được chọn ra nhỏ hơn số thứ tự của bạn Minh”.

Lời giải:

Tập hợp D gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số thứ tự của học sinh được chọn ra là: D = {1, 2, 3,..., 24, 25}.

Số các phần tử của tập hợp D là 25.

a) Do bạn Minh có số thứ tự là 15 nên trong các số, 1, 2, 3,..., 24, 25 có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số thứ tự của học sinh được chọn ra là số thứ tự của bạn Minh” là: 15, (lấy ra từ tập hợp D = {1, 2, 3,..., 24, 25}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số thứ tự của học sinh được chọn ra là số thứ tự của bạn Minh” là 125 .

b) Do bạn Minh có số thứ tự là 15 nên trong các số, 1, 2, 3,..., 24, 25 có 14 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số thứ tự của học sinh được chọn ra nhỏ hơn số thứ tự của bạn Minh” là: 1, 2, 3,..., 13, 14 (lấy ra từ tập hợp D = {1, 2, 3,..., 24, 25}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số thứ tự của học sinh được chọn ra nhỏ hơn số thứ tự của bạn Minh” là 1425 .

Bài 25 trang 24 Toán 7 Tập 2:

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 40. Tìm số phần tử của tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9”;

b) “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300”;

c) “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9”;

d) “Số tự nhiên được viết ra là tổng của hai số tự nhiên liên tiếp”.

Lời giải:

Tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 40 được viết ra là: M = {41, 42, 43,..., 98, 99}.

Số các phần tử của tập hợp M là 99 – 41 + 1 = 59.

a) Trong các số 41, 42, 43,..., 98, 99, có 7 số là bội của 9 là: 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.

Vậy có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9” là: 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99 (lấy ra từ tập hợp M = {41, 42, 43,..., 98, 99}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9” là759.

b) Trong các số 41, 42, 43,..., 98, 99, có một số là ước chung của 200 và 300 là: 50.

Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300” là: 50 (lấy ra từ tập hợp M = {41, 42, 43,..., 98, 99}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300” : 159 .

 c) Trong các số 41, 42, 43,..., 98, 99, có 6 số có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9: 45, 54, 63, 72, 81, 90.

Vậy có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9” là: 45, 54, 63, 72, 81, 90 (lấy ra từ tập hợp M = {41, 42, 43,..., 98, 99}).

Do đó, xác xuất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9” : 659 .

d) Ta có: 20 + 21 = 41; 21 + 22 = 43; 22 + 23 = 45; …; 44 + 45 = 99.

Do đó, các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là tổng của hai số tự nhiên liên tiếp” là: 41; 43; 45; …; 99.

Số các kết quả thuận lợi của biến cố đó là:

(99 – 41) : 2 + 1 = 30 (kết quả).

Vì thế xác suất của biến cố đó là: 3059 .

Bài 26 trang 24 Toán 7 Tập 2:

Một đội tình nguyện tham gia chống dịch Covid – 19 gồm 26 thành viên đến từ các tỉnh: Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định,, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp; mỗi tỉnh chỉ có đúng một thành viên trong đội. Chọn ngẫu nhiên một thành viên của đội tình nguyện đó. Tìm số phần tử của tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thành viên được chọn ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:

a) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc”;

b) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Hồng”;

c) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên”;

d) “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Lời giải:

Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thành viên được chọn ra là:

G = {Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định,, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp}.

Trong đó Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định,, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp lần lượt kí hiệu cho kết quả thành viên được chọn đến từ tỉnh đó.

Như vậy, tập hợp G gồm có 26 phần tử.

a) Trong số các tỉnh của thành viên được chọn, có 4 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu.

Do đó, có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc” là: Điện Biên, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, (lấy ra từ tập hợp G).

Vậy xác xuất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Trung du và miền núi phía Bắc” là 426=213 .

b) Trong số các tỉnh của thành viên được chọn, có 8 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông HồngHà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình.

Do đó, có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Hồng” là: Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình (lấy ra từ tập hợp G).

Vậy xác xuất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Hồng” là 826=413 .

c) Trong số các tỉnh của thành viên được chọn, có 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên là: Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Do đó, có 8 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên” là: Gia Lai, Kom Tum, Đắk Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng (lấy ra từ tập hợp G).

Vậy xác xuất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Tây Nguyên” là 526 .

d) Trong số các thành viên được chọn, có 9 thành viên đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long làCần Thơ, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp.

Do đó, có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là: Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, (lấy ra từ tập hợp G).

Vậy xác xuất của biến cố “Thành viên được chọn ra đến từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 926 .

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5 : Biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Bài 6 : Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

 Bài tập cuối chương 5

Bài 1 : Biểu thức số. Biểu thức đại số

Bài 2 : Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến 

Lý thuyết Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản

1. Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc

Trong trò chơi gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần:

Xác suất của một biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.

Ví dụ: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.

a) Tìm số phần tử của tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.

b) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số không chia hết cho 3”. Tính xác suất của biến cố đó.

Hướng dẫn giải

a) Tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:

E = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.

Vậy số phần tử của tập hợp E là 6.

b) Trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6, các số không chia hết cho 3 là: 1; 2; 4; 5.

Do đó có bốn kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số không chia hết cho 3” là mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm.

Xác suất của biến cố đó là 46=23.

Vậy xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số không chia hết cho 3” là 23.

Chú ý: Trong trò chơi gieo xúc xắc trên, số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là 6. Nếu k là số các kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác suất của biến cố đó bằng k6.

Ví dụ: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 2”.

a) Tìm k (số các kết quả thuận lợi cho biến cố trên).

b) Tính xác suất của biến cố đó.

Hướng dẫn giải

a) Trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6, ta có Ư(2) = {1; 2}.

Do đó có ba kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 2” là mặt 1 chấm, mặt 2 chấm.

Vậy k = 2.

b) Xác suất của biến cố đó là k6=26=13.

Vậy xác suất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước của 2” là 13.

2. Xác suất của biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp

Trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp:

Xác suất của một biến cố trong trò chơi rút thẻ từ trong hộp bằng tỉ số của số các kết quả thuận lợi cho biến cố và số các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

Ví dụ: Một hộp gồm 15 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; 3; 4; ...; 14; 15. Hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.

a) Tìm số phần tử của tập hợp F gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

b) Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia 5 dư 1”. Tính xác suất của biến cố đó.

Hướng dẫn giải

a) Tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

F = {1; 2; 3; 4; ...; 14; 15}.

Vậy số phần tử của tập hợp F là 15.

b) Trong các số 1; 2; 3; 4; ...; 14; 15, các số chia 5 dư 1 là 1; 6; 11.

Do đó có ba kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia 5 dư 1” là 1; 6; 11.

Xác suất của biến cố đó là 315=15.

Vậy xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia 5 dư 1” là 15.

Đánh giá

0

0 đánh giá