Dùng thước và êke, ta có thể kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không

739

Với giải bài 6 trang 70 Toán lớp 8 chi tiết trong Bài 2: Hình thang giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 2: Hình thang

Bài 6 trang 70 sgk Toán 8 Tập 1: Dùng thước và êke, ta có thể kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau hay không (xem hình ). Trên hình , có những tứ giác nào là hình thang, có những tứ giác nào không là hình thang. Bằng cách nêu trên, hãy kiểm tra xem trong các tứ giác ở hình , tứ giác nào là hình thang?

Giải Toán 8 Bài 2: Hình thang (ảnh 6)

Phương pháp giải: Áp dụng:

- Định nghĩa hai đường thẳng song song: là hai đường thẳng không có điểm chung.

- Định nghĩa hình thang: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.

Lời giải:

Các bước tiến hành:

- Xét xem cần phải kiểm tra hai cạnh nào thuộc hai đường thẳng song song với nhau.

- Đặt mép cạnh góc vuông của êke trùng với một trong hai cạnh cần kiểm tra.

- Đặt mép thước trùng với mép cạnh góc vuông còn lại của êke.

- Giữ nguyên vị trí thước, dời êke để xét xem cạnh góc vuông của êke có trùng với cạnh còn lại mà ta cần kiểm tra của tứ giác. Nếu chúng trùng nhau thì tứ giác đó là hình thang.

Bằng cách kiểm tra trên ta có kết quả như sau:

+) Tứ giác ABCD có cạnh AB song song với cạnh DC nên tứ giác ABCD là hình thang.

+) Tứ giác IKMN có cạnh IN song song với cạnh KM nên tứ giác IKMN là hình thang.

+) Tứ giác EFGH không là hình thang vì không có cặp cạnh nào song song với nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá