Với giải Hoạt động trang 69 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Hoạt động trang 69 KHTN lớp 7: Thí nghiệm
Dụng cụ:
Hộp làm bằng vật liệu cách âm (1); một tấm gỗ nhẵn, một tấm gỗ sần sùi, một tấm xốp mềm hình chữ nhật cùng kích cỡ dùng làm tấm phản xạ âm (2); một chiếc đồng hồ để bàn nhỏ làm nguồn âm (3); giá đỡ tấm phản xạ âm (4).
Tiến hành:
Bước 1: Gắn tấm phản xạ âm bằng gỗ nhẵn lên giá thí nghiệm, đặt tai tại vị trí như trên Hình 14.3, lắng nghe âm truyền từ nguồn tới tấm gỗ nhẵn và phản xạ đến tai.
Bước 2: Lần lượt thay tấm gỗ nhẵn bằng tấm xốp và tấm gỗ sần sùi, lặp lại thí nghiệm như bước 1.
Rút ra nhận xét vật nào phản xạ âm tốt, vật ào phản xạ âm kém.
Phương pháp giải:
Thực hiện thí nghiệm
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện thí nghiệm
Nhận xét:
+ Vật liệu có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
+ Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.
Lý thuyết Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém
- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt: mặt đá hoa, mặt tường gạch, tấm kim loại, mặt gương.
- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém: ghế đệm mút, tấm xốp, rèm nhung, mặt nước.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 68 KHTN lớp 7: Tìm ví dụ về phản xạ âm...
Câu hỏi 1 trang 69 KHTN lớp 7: Trong những vật dưới đây, vật nào phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém:...
Câu hỏi 2 trang 69 KHTN lớp 7: Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu bài học...
Câu hỏi 1 trang 70 KHTN lớp 7: Âm thanh nào dưới đây là tiếng ồn?...
Câu hỏi 2 trang 70 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn...
Hoạt động trang 70 KHTN lớp 7: Hãy thảo luận nhóm và cho biết mục đích của các biện pháp nêu trên...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng