SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14 (Kết nối tri thức): Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

10 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài 14.1 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7Thế nào là âm phản xạ? Âm phản xạ có lợi hay có hại? Nêu ví dụ.

Lời giải:

- Âm phản xạ là âm được dội lại khi gặp một mặt chắn.

- Âm phản xạ vừa có lợi, vừa có hại.

- Ví dụ:

+ Có lợi: người ta ứng dụng phản xạ của siêu âm để đo độ sâu của đáy biển hoặc tìm khu vực đánh cá.

+ Có hại: âm phản xạ có thể gây ra tiếng ồn trong phòng kín, vang vọng khó nghe.

Bài 14.2 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?

A. Xác định độ sâu của đáy biển.

B. Nói chuyện qua điện thoại.

C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa.

D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

B, C, D thể hiện âm thanh có thể truyền trong không khí và các thiết bị âm thanh.

Bài 14.3 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7Âm phản xạ có

A. độ to nhỏ hơn âm tới.

B. độ to bằng âm tới.

C. độ to lớn hơn âm tới.

D. độ to bằng hoặc nhỏ hơn âm tới tùy thuộc vào môi trường truyền âm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Âm phản xạ có độ to bằng hoặc nhỏ hơn âm tới tùy thuộc vào môi trường truyền âm.

Bài 14.4 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những vật phản xạ âm tốt là

A. gạch, gỗ, vải.

B. thép, vải, xốp.

C. vải nhung, gốm.

D. sắt, thép, đá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Những vật phản xạ âm tốt là sắt, thép, đá vì chúng có tính chất cứng, nhẵn.

Bài 14.5 trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7Những vật hấp thụ âm tốt là vật

A. có bề mặt nhẵn, cứng.

B. sáng, phẳng.

C. phản xạ âm kém.

D. phản xạ âm tốt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Những vật hấp thụ âm tốt là vật có bề mặt mềm, gồ ghề và phản xạ âm kém.

Bài 14.6* trang 41 SBT Khoa học tự nhiên 7Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình 14.1). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. 150 m/s.

B. 300 m/s.

C. 350 m/s.

D. 500 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi là do:

+ Một âm truyền thẳng từ A đến B.

+ Một âm truyền từ A tới bức tường của tòa nhà rồi phản xạ lại B.

Thời gian âm truyền thẳng từ A đến B là: t1=ABv=200v

Thời gian âm truyền từ A tới bức tường rồi phản xạ lại B là

t2=350+150v=500v

Theo đề bài ta có:

t2 – t1 = 1 s 500v200v=1v=300  m/s

Bài 14.7* trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một người đứng trên mép hòn đảo cách vách núi phía trước 3 000 m, giữa vách núi và hòn đảo có một chiếc tàu thủy neo đậu (Hình 14.2). Khi tàu hú còi, người này nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 4 s. Xác định khoảng cách từ tàu tới đảo. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Tóm tắt:

dngười đến núi = 3000 m

ttừ tàu tới núi tới đảo - ttừ tàu tới đảo = 4 s

vkk = 340 m/s

Hỏi dtàu tới đảo = ?

Giải:

Người đứng trên đảo nghe thấy hai tiếng còi:

+ Một âm là do âm truyền thẳng từ tàu tới đảo.

+ Một âm là do âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo

Gọi khoảng cách từ tàu tới đảo là d (m)

Khoảng cách từ tàu tới vách núi là 3000 – d (m)

Thời gian âm truyền thẳng từ tàu đến đảo là

t1=d340

Thời gian âm truyền từ tàu tới vách núi rồi phản xạ lại tới đảo là

t2=3000d+3000340=6000d340

Mà t2 - t1 = 4 s

6000d340d340=4d=2320m

Bài 14.8 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7: Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ sóng âm để đo độ sâu của biển. Sóng âm có tần số cao (siêu âm) từ con tàu trên mặt biển phát ra truyền tới đáy biển (Hình 14.3). Tại đó sóng âm bị phản xạ trở lại và được một thiết bị trên tàu ghi lại. Trong một phép đo độ sâu của đáy biển người ta ghi lại được từ lúc phát ra siêu âm đến khi nhận được âm phản xạ là 1,2 s. Biết tốc độ truyền âm trong nước biển là 1 500 m/s. Tính độ sâu của đáy biển.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Tóm tắt:

t = 1,2 s

vnước = 1 500 m/s

Hỏi d = ?

Giải:

Quãng đường truyền âm là từ tàu tới đáy biển và từ đáy biển tới tàu: s = 2d

Độ sâu của đáy biển là: d=s2=v.t2=1500.1,22=900m

Bài 14.9 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7: Âm thanh nào dưới đây là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có tần số cao.

B. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn.

C. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn và tần số cao.

D. Những âm thanh to, kéo dài dội tới tai người nghe gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A – âm bổng

B – âm to

C – âm vừa to vừa bổng

D – âm thanh gây ô nhiễm tiếng ồn

Bài 14.10 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trường họp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng còi xe cứu thương.

B. Loa phát thanh vào buổi sáng.

C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.

D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A, B, C – âm thanh to chỉ phát ra một lúc rồi thôi nên chỉ là tiếng ồn chứ chưa gây ô nhiễm tiếng ồn.

Bài 14.11 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tại sao để việc ghi âm trên băng, đĩa đạt chất lượng cao, những ca sĩ thường được mời đến những phòng ghi âm chuyên dụng chứ không phải tại nhà hát?

Lời giải:

Vì để tránh tiếng ồn do phản xạ âm từ những bức tường xung quanh nhà hát.

Bài 14.12 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7Người ta thường sử dụng những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn?

Lời giải:

Người ta thường sử dụng những biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn là:

- Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn (như làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra): sử dụng các biển báo: nói khẽ, đi nhẹ, …

- Phân tán tiếng ồn trên đường truyền (như làm cho âm truyền theo hướng khác): trồng cây xanh, ….

- Ngăn cản bớt tiếng ồn truyền tới tai: sử dụng kính cách âm, xây tường dày, …

Bài 14.13 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn ở nơi em sinh sống hoặc một nơi nào khác em được biết. Đề ra một số biện pháp để chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó.

Lời giải:

Ở khu vực em sống gần các quán nhậu và hát karaoke hoặc gần đường ray tàu chạy. Để chống ô nhiễm tiếng ồn gia đình em làm một số cách như sau:

- Lắp đặt kính cách âm, thường xuyên đóng kín cửa sổ.

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.

- Sử dụng rèm nhung, trần xốp, thảm trải sàn bằng len.

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

I. Phản xạ âm

- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn trên đường truyền.

- Khi âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta một khoảng thời gian lớn hơn   giây thì âm phản xạ được gọi là tiếng vang.

- Người ta thường ứng dụng sự phản xạ của sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20 000 Hz) để xác định độ sâu của biển.

II. Vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém

- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt: mặt đá hoa, mặt tường gạch, tấm kim loại, mặt gương.

- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém: ghế đệm mút, tấm xốp, rèm nhung, mặt nước.

III. Chống ô nhiễm tiếng ồn

1. Tiếng ồn

- Âm thanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người và động vật nhưng không phải âm thanh nào cũng có ích mà có âm thanh có hại.

- Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.

Ví dụ:

+ Tiếng hát karaoke ban đêm

 

+ Tiếng máy khoan bê tông kéo dài liên tục

2. Các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe

Trong thực tế để tránh ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp sau:

- Xây dựng hàng rào chống ồn được ghép bằng các tấm cách âm để ngăn cách khu dân cư và đường cao tốc và trồng nhiều cây xanh quanh nhà. (Phân tán tiếng ồn trên đường truyền)

- Treo biển báo “ Cấm sử dụng còi”, “Đi nhẹ, nói khẽ” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học. (Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn)

- Hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

- Người lính xe tăng đội một chiếc mũ đặc biệt. (Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai)

Đánh giá

0

0 đánh giá