Với giải Bài 28.2 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 28: Tập tính ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Tập tính ở động vật
Bài 28.2 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Từ đó, phân biệt hai dạng tập tính này.
Lời giải:
- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; chuồn chuồn đẻ trứng vào nước; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
- Ví dụ về tập tính học dược: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; sư tử con học tập để săn mồi; chim non học tập để có thể bay; khỉ con học cách leo trèo;…
- Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
Tập tính bẩm sinh |
Tập tính học được |
- Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. |
- Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể. |
- Số lượng hạn chế. |
- Số lượng nhiều, không hạn chế. |
- Thường bền vững và không thay đổi. |
- Không bền vững, có thể thay đổi. |
Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 28.1 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tập tính là gì? Cho ví dụ...
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 27: Khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật
Bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật