Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 85 Bài 32: Nhân hai số thập phân | Chân trời sáng tạo

113

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 85 Bài 32: Nhân hai số thập phân chi tiết sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 85 Bài 32: Nhân hai số thập phân

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 85 Thực hành 1: Đặt tính rồi tính.

a) 2,6 × 5,1

b) 0,71 × 4,2

c) 0,18 × 0,54

Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 32: Nhân hai số thập phân

 

Lời giải

Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 32: Nhân hai số thập phân

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 85 Thực hành 2: Số?

Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 32: Nhân hai số thập phân

Lời giải

Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 32: Nhân hai số thập phân

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 85 Luyện tập 1: So sánh giá trị của các biểu thức rồi viết vào chỗ chấm.

a) 6,4 × 7 ...... 7 × 6,4                                    5,3 × 8,2 ...... 8,2 × 5,3

Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất ..................................

a × b ........ b × a

b) (9,2 × 2) × 0,5 .......... 9,2 × (2 × 0,5)

Nhận xét: Phép nhân các số thập phần có tính chất .............

(a × b) × c .......... a × (b × c)

Lời giải

a) 6,4 × 7 = 7 × 6,4                                                  5,3 × 8,2 = 8,2 × 5,3

Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán

a × b = b × a

Giải thích   

6,4 × 7 = 44,8

7 × 6,4 = 44,8

Suy ra 6,4 × 7 = 7 × 6,4

5,3 × 8,2 = 43,46

8,2 × 5,3 = 43,46

Suy ra 5,3 × 8,2 = 8,2 × 5,3

b) (9,2 × 2) × 0,5 = 9,2 × (2 × 0,5)

Nhận xét: Phép nhân các số thập phần có tính chất kết hợp

(a × b) × c = a × (b × c)

Giải thích

(9,2 × 2) × 0,5 = 18,4 × 0,5 = 9,2

9,2 × (2 × 0,5) = 9,2 × 1 = 9,2

Suy ra (9,2 × 2) × 0,5 = 9,2 × (2 × 0,5)

Vở bài tập Toán lớp 5 trang 85 Luyện tập 2: Tính bằng cách thuận tiện.

a) 0,2 × 3,9 × 50

= ................................................

= ................................................

= ................................................

c) 0,5 × 8,3 × 2 000

= ................................................

= ................................................

= ................................................

b) 6,7 × 2,5 × 40

= ................................................

= ................................................

= ................................................

 

Lời giải

a) 0,2 × 3,9 × 50

= (0,2 × 50) × 3,9

= 10 × 3,9

= 39

b) 6,7 × 2,5 × 40

= 6,7 × (2,5 × 40)

= 6,7 × 100

= 670

c) 0,5 × 8,3 × 2 000

= (0,5 × 2 000) × 8,3

= 1 000 × 8,3

= 8 300

Lý thuyết Nhân hai số thập phân

1. Nhân hai số thập phân

Muốn nhân hai số thập phân ta làm như sau:

• Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên.

 Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ: Tính:

a) 5,6 × 3,2

b) 6,12 ×2,8

c) 20,57 × 4,5

Hướng dẫn giải

a) 5,6 × 3,2

Nhân hai số thập phân (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Vậy 5,6 × 3,2 = 17,92

b) 6,12 ×2,8

Nhân hai số thập phân (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Vậy 6,12 × 2,8 = 17,136

c) 20,57 × 4,5

Nhân hai số thập phân (Lý thuyết + 15 Bài tập Toán lớp 5)

Vậy 20,57 × 4,5 = 92,567

2. Các tính chất của phép nhân số thập phân

 Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán:

a × b = b × a

Ví dụ: 4 × 31,7 = 31,7 × 4 = 126,8

 Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp:

(a × b) × c = a × (b × c)

Ví dụ: (0,12 × 2,5) × 0,4 = 0,12 × (2,5× 0,4) = 0,12 × 1 = 0,12

 Một số thập phân nhân với 1 bằng chính số thập phân đó.

Ví dụ: 93,45 × 1 = 93,45

 Mọi số thập phân nhân với 0 đều bằng 0.

Ví dụ: 24,8 × 0 = 0

 Phép nhân các số thập phân có tính chất nhân một số với một tổng:

a × (b + c) = a × b + a × c

Ví dụ: 16,2 × 3,7 + 16,2 × 6,3 = 16,2 × (3,7 + 6,3) = 16,2 × 10 = 162

Đánh giá

0

0 đánh giá