Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 62 Bài 22: Làm tròn số thập phân chi tiết sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 62 Bài 22: Làm tròn số thập phân
Vở bài tập Toán lớp 5 trang 62 Lý thuyết: Viết vào chỗ chấm.
a) Làm tròn số thập phân đến hàng đơn vị
Ví dụ 1: Quan sát tia số sau.
• Các số 5,09; 5,17; 5,28; 5,36; 5,42 gần số tự nhiên ...... nhất.
Chữ số hàng phần mười của các số này đều bé hơn 5.
• Các số 5,52; 5,62; 5,74; 5,88; 5,91 gần số tự nhiên ...... nhất,
Chữ số hàng phần mười của các số này đều bằng 5 hoặc lớn hơn 5.
• Nếu chữ số hàng phần mười là 0; 1; 2; 3; 4 thì ....................... chữ số hàng ...............
• Nếu chữ số hàng phần mười là 5; 6; 7; 8; 9 thì ...................... vào chữ số hàng .........
• Sau khi làm tròn số đến hàng đơn vị thì phần thập phân là .....................
Ví dụ 2:
Làm tròn số 34,51 đến hàng đơn vị thì được số ...............................
Làm tròn số 120,47 đến hàng đơn vị thì được số ............................
b) Làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, đến hàng phần trăm
Ví dụ 3: Làm tròn các số thập phân đến hàng phần mười.
• Các số: 27,309; 27,318; 27,326; 27,335; 27,347 có chữ số hàng phần trăm bé hơn 5.
Các số: 27,352; 27,361; 27,374; 27,383; 27,396 có chữ số hàng phần trăm bằng 5 hoặc lớn hơn 5.
Ví dụ 4: Làm tròn các số thập phân đến hàng phần trăm.
Các số:4,5708; 4,5717; 4,5729; 4,5735; 4,5746 có chữ số hàng phần nghìn bé hơn 5.
Các số: 4,5751; 4,5762; 4,5774; 4,5781; 4,5793 có chữ số hàng phần nghìn bằng 5 hoặc lớn hơn 5.
Ví dụ 5:
Làm tròn số 27,645 đến hàng phần mười thì được số ..................................
Làm tròn số 27,645 đến hàng phần trăm thì được số ...................................
Lời giải
a) Làm tròn số thập phân đến hàng đơn vị
Ví dụ 1: Quan sát tia số sau.
• Các số 5,09; 5,17; 5,28; 5,36; 5,42 gần số tự nhiên 5 nhất.
Chữ số hàng phần mười của các số này đều bé hơn 5.
• Các số 5,52; 5,62; 5,74; 5,88; 5,91 gần số tự nhiên 6 nhất,
Chữ số hàng phần mười của các số này đều bằng 5 hoặc lớn hơn 5.
• Nếu chữ số hàng phần mười là 0; 1; 2; 3; 4 thì giữ nguyên chữ số hàng đơn vị
• Nếu chữ số hàng phần mười là 5; 6; 7; 8; 9 thì thêm 1 vào chữ số hàng đơn vị
• Sau khi làm tròn số đến hàng đơn vị thì phần thập phân là 0.
Ví dụ 2:
Làm tròn số 34,51 đến hàng đơn vị thì được số 35
Làm tròn số 120,47 đến hàng đơn vị thì được số 120
b) Làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, đến hàng phần trăm
Ví dụ 3: Làm tròn các số thập phân đến hàng phần mười.
• Các số: 27,309; 27,318; 27,326; 27,335; 27,347 có chữ số hàng phần trăm bé hơn 5.
Các số: 27,352; 27,361; 27,374; 27,383; 27,396 có chữ số hàng phần trăm bằng 5 hoặc lớn hơn 5.
Ví dụ 4: Làm tròn các số thập phân đến hàng phần trăm.
Các số:4,5708; 4,5717; 4,5729; 4,5735; 4,5746 có chữ số hàng phần nghìn bé hơn 5.
Các số: 4,5751; 4,5762; 4,5774; 4,5781; 4,5793 có chữ số hàng phần nghìn bằng 5 hoặc lớn hơn 5.
Ví dụ 5:
Làm tròn số 27,645 đến hàng phần mười thì được số 27,6
Làm tròn số 27,645 đến hàng phần trăm thì được số 27,65
Lý thuyết Làm tròn số thập phân
1. Làm tròn số thập phân đến hàng đơn vị:
- Nếu chữ số hàng phần mười là 0; 1; 2; 3; 4 thì giữ nguyên chữ số hàng đơn vị.
- Nếu chữ số hàng phần mười là 5; 6; 7; 8; 9 thì thêm 1 vào chữ số hàng đơn vị.
- Sau khi làm tròn số đến hàng đơn vị thì phần thập phân là 0.
Ví dụ:
7,06; 7,15; 7,27; 7,31; 7,48. ⟶ 7
3,52; 3,68; 3,74; 3,85; 3,93. ⟶ 4
2. Làm tròn số thập phân đến hàng phần mười.
- Nếu chữ số hàng phần trăm là 0; 1; 2; 3; 4 thì giữ nguyên chữ số hàng phần mười.
- Nếu chữ số hàng phần trăm là 5; 6; 7; 8; 9 thì thêm 1 vào chữ số hàng phần mười.
- Sau khi làm tròn số đến hàng phần mười thì các chữ số sau chữ số hàng phần mười đó đều là 0.
Ví dụ:
5,407; 5,416; 5,422; 5,434; 5,448. ⟶ 5,4
8,157; 8,162; 8,174; 8,183; 8,195. ⟶ 8,2
3. Làm tròn số thập phân đến hàng phần trăm.
- Nếu chữ số hàng phần nghìn là 0; 1; 2; 3; 4 thì giữ nguyên chữ số hàng phần trăm.
- Nếu chữ số hàng phần nghìn là 5; 6; 7; 8; 9 thì thêm 1 vào chữ số hàng phần trăm.
- Sau khi làm tròn số đến hàng phần trăm thì các chữ số sau chữ số hàng phần trăm đó đều là 0.
Ví dụ:
0,9605; 0,9617; 0,9624; 0,9638; 0,9649. ⟶ 0,96
0,7258; 0,7261; 0,7272; 0,7285; 0,7294. ⟶ 0,73
Xem thêm lời giải vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay chi tiết khác:
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 62
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 64
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 1 trang 65
Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 21: So sánh hai số thập phân
Bài 24: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân