Lý thuyết Toạ độ của vectơ (Cánh diều 2024) | Lý thuyết Toán 12

721

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Bài 2: Toạ độ của vectơ sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 12.

Lý thuyết Toán 12 Bài 2: Toạ độ của vectơ

A. Lý thuyết Toạ độ của vectơ

1. Tọa độ của một điểm

a) Hệ trục tọa độ trong không gian

Hệ gồm ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc được gọi là hệ trục tọa độ vuông góc Oxyz trong không gian, hay đơn giản gọi là hệ tọa độ Oxyz.

b) Tọa độ của một điểm

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm M.

- Xác định hình chiếu M1 của điểm M trên mặt phẳng (Oxy). Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy), tìm hoành độ a, tung độ b của điểm M1

- Xác định hình chiếu P của điểm M trên trục cao Oz, điểm P ứng với số c trên trục Oz. Số c là cao độ của điểm M.

Bộ số (a;b;c) là tọa độ của điểm M trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, kí hiệu là M(a;b;c)

2. Tọa độ của một vecto

Tọa độ của điểm M được gọi là tọa độ của vecto OM

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tọa độ của một vecto u là tọa độ của điểm A, trong đó A là điểm sao cho OA=u

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, nếu u = (a;b;c) thìu=ai+bj+ck.

Ngược lại, nếuu=ai+bj+ckthì u = (a;b;c)

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm M(xM;yM;zM) và N(xN;yN;zN). Khi đó: MN=(xNxM;yNyM;zNzM)

Ví dụ: Trong không gian Oxyz, cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C có A(1;0;2), B(3;2;5), C(7;-3;9)

a)     Tìm tọa độ của AA

b)    Tìm tọa độ của các điểm B’, C’

Lời giải

a)     Ta có: AA=(xAxA;yAyA;zAzA)=(4;0;1)

b)    Gọi tọa độ của điểm B’ là (x,y,z) thì BB = (x-3;y-2;z-5). Vì ABC.A’B’C’ là hình lăng trụ nên ABB’A’ là hình bình hành, suy ra AA = BB

Do đó {x3=4y2=0z5=1 hay x = 7, y = 2, z = 4. Vậy B’(7;2;4)

Lập luận tương tự suy ra C’(11;-3;8)

B. Bài tập Toạ độ của vectơ

Bài 1: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tọa độ vectơ OA= (1; 4; 3). Tọa độ vectơ A là:

A. (1; 4; 3).

B. (1; 0; 3).

C. (0; 4; 3).

D. (1; 4; 0).

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Ta có OA = (1; 4; 3). Do đó A(1; 4; 3).

Bài 2: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vectơ u=2i+j3k . Tọa độ của vectơ u là:

A. (2; −1; 3).

B. (−2; 1; −3).

C. (2; 1; 3).

D. (−2; 0; −3).

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ta có u=2i+j3k=2i+j+3k. Do đó, u = (−2; 1; −3).

Bài 3:

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho vectơ u  = (1; 3; −2) và điểm A(2; 1; 3). Tìm tọa độ điểm B sao cho: BA=u .

Lời giải

Gọi điểm B(xB; yB; zB).

Ta có: BA  = (2 − xB; 1 − yB; 3 − zB).

Khi đó BA=u  2xB=11yB=33zB=2 ⇔ xB=1yB=2zB=5.

Vậy B(1; −2; 5).

Bài 4: Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm M(3; 2; −1). Gọi N, P, Q lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các mặt phẳng (Oxy), (Oxz), (Oyz). Tìm tọa độ của các điểm B, C, D.

Lời giải

Gọi N(xN; yN; zN), P(xP; yP; zP), Q(xQ; yQ; zQ).

Với M(3; 2; −1), ta có: xM = 3; yM = 2; zM = −1.

Có N ∈ (Oxy) nên xN = xM = 3; yN = yM = 2; zN = 0. Do đó N(3; 2; 0).

Có P ∈ (Oxz) nên xP = xM = 3; yP = 0; zP = xM = −1. Do đó P(3; 0; −1).

Có Q ∈ (Oyz) nên xQ = 0; yQ = yM = 2; zQ = zM = −1. Do đó Q(0; 2; ­−1).

Bài 5: Người ta cần lắp một camera phía trên sân bóng để phát sóng truyền hình một trận bóng đá, camera có thể di động để luôn thu được hình ảnh rõ nét về diễn biến trên sân. Các kĩ sư dự định trồng bốn chiếc cột cao 30 m và sử dụng hệ thống cáp gắn vào bốn đầu cột để giữ camera ở vị trí mong muốn.

Mô hình thiết kế được xây dựng như sau: Trong hệ trục tọa độ Oxyz (đơn vị độ dài trên mỗi trục là 1 m), các đỉnh của bốn chiếc cột lần lượt là các điểm M(90; 0; 30), N(90; 120; 30), P( 0; 120; 30), Q(0 ; 0; 30) (xem hình vẽ dưới).

Giả sử K0 là vị trí ban đầu của camera có cao độ bằng 20 và K0M = K0N = K0P = K0Q.

Để theo dõi quả bóng đến vị trí A, camera được hạ thấp theo phương thẳng đứng xuống điểm K1 có cao độ bằng 15.

Tìm tọa độ các điểm K0; K1 và vectơ K0K1.

Toạ độ của vectơ (Lý thuyết Toán lớp 12) | Cánh diều

Lời giải

Toạ độ của vectơ (Lý thuyết Toán lớp 12) | Cánh diều

Gọi M1, N1, P1, K lần lượt là hình chiếu của M, N, P, K0 lên mặt phẳng (Oxy).

Ta thấy MNPQ.M1N1P1O là hình hộp chữ nhật.

Gọi K' là giao hai đường chéo MP và NQ. Khi đó K'Q = K'P =K'N = K'M.

Vì K0M = K0N = K0P = K0Q và camera được hạ thấp theo phương thẳng đứng từ điểm K0 xuống điểm K1 nên các điểm K', K0, K1, K thẳng hàng.

Khi đó, các điểm K', K0, K1, K có hoành độ và tung độ bằng nhau.

Theo bài ra, cao độ của K0 và K1 lần lượt là 20 và 15.

Giả sử K0(x; y; 20) và K1(x; y; 15).

Ta có MNPQ.M1N1P1O là hình hộp chữ nhật nên K'K = OQ, suy ra cao độ K' = 30.

Do đó K'(x; y; 30).

Ta có: K'Q = (−x; −y; 0), NK' = (x – 90; y – 120; 0).

Vì K' là giao hai đường chéo của hình chữ nhật MNPQ nên K' là trung điểm của NQ.

 K'Q=NK' x=x90y=y1200=0 ⇔x=45y=60.

Vậy K0(45; 60; 20), K1(45; 60; 15) và K0K1  = (0; 0; −5).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá