Quốc gia H là thành viên Liên hợp quốc và thành viên của nhiều tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực

57

Với giải Bài 14 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bài 14 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Quốc gia H là thành viên Liên hợp quốc và thành viên của nhiều tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực. Khi là thành viên của các tổ chức quốc tế, quốc gia H đã tham gia ki kết rất nhiều điều ước quốc tế như hiệp ước, hiệp định, công ước với các nước khác để hợp tác với nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế – thương mại, giáo dục, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường... Sau khi ki kết mỗi điều ước quốc tế đa phương hay song phương, quốc gia H đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật nước mình cho phù hợp với điều ước quốc tế mà mình đã kí kết.

a) Vì sao nước H sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật nước mình sau khi kế kết các điều ước quốc tế.

b) Thông tin trên nói về mối quan hệ nào giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia? Nội dung mối quan hệ đó như thế nào?

Lời giải:

a) Nước H sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật nước mình sau khi ký kết các điều ước quốc tế để đảm bảo rằng các quy định trong pháp luật quốc gia phù hợp với các cam kết quốc tế, tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước H đã tham gia, và thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

b) Thông tin trên nói về mối quan hệ tương tác và bổ sung giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Nội dung mối quan hệ này là việc pháp luật quốc gia phải được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với các cam kết và quy định của pháp luật quốc tế, đảm bảo sự thống nhất và tuân thủ các nguyên tắc quốc tế.

Đánh giá

0

0 đánh giá