Nước A ở châu âu và nước B ở châu Á có quan hệ với nhau từ hơn 20 năm nay

52

Với giải Bài 10 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 12 Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bài 10 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Nước A ở châu âu và nước B ở châu Á có quan hệ với nhau từ hơn 20 năm nay, Trước đây, hai nước chỉ có quan hệ chính trị với nhau, nhưng ngày nay do nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, hai bên đã trao đổi, đàm phán và đạt được thoả thuận xây dựng và kí kết với nhau một số hiệp định về hợp tác kinh tế – thương mại, như trao đổi hàng hoá, hợp tác đầu tư,... Các hiệp định này là cơ sở để hai nước xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

a) Em hãy cho biết nước Á và nước B xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhau trên cơ sở văn bản pháp luật nào.

b) Vai trò nào của pháp luật quốc tế được thể hiện trong trường hợp trên? Thế hiện như thế nào?

Lời giải:

a) Nước A và nước B xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhau trên cơ sở các hiệp định kinh tế – thương mại đã được ký kết giữa hai nước.

b) Vai trò của pháp luật quốc tế trong trường hợp trên là tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại giữa các quốc gia. Điều này thể hiện qua việc hai nước đạt được thỏa thuận và ký kết các hiệp định về hợp tác kinh tế – thương mại, từ đó xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển

Đánh giá

0

0 đánh giá