Phân biệt ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá

108

Với giải Bài 1 trang 90 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Bài 1 trang 90 Hóa học 12Phân biệt ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.

Lời giải:

 

Ăn mòn hóa học

Ăn mòn điện hóa

Điều kiện xảy ra ăn mòn

Thường xảy ra khi kim loại tiếp xúc với không khí, không khí ẩm.

- Các điện cực phải khác nhau, có thể cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại – phi kim hoặc cặp kim loại – hợp chất hoá học.

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực phải tiếp xúc với dung dịch điện li.

Bản chất của sự ăn mòn

Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường, ăn mòn xảy ra chậm.

Là quá trình oxi hóa khử mà kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện. Mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá