Thực hiện trước Thí nghiệm 2 ở nhà và nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích

63

Với giải Câu hỏi 8 trang 89 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Câu hỏi 8 trang 89 Hóa học 12Thực hiện trước Thí nghiệm 2 ở nhà và nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.

Lời giải:

 

Hiện tượng

Giải thích

Cốc 1

Cây đinh bị gỉ.

Cây đinh tiếp xúc với nước trong dung dịch và oxygen nên bị oxi hóa, tạo thành gỉ sắt.

Cốc 2

Dây kẽm bị ăn mòn, cây đinh gần như không bị ăn mòn.

Khi quấn kẽm vào đinh sắt rồi ngâm chúng trong dung dịch NaCl, xuất hiện hiện tượng ăn mòn điện hóa, kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên kẽm bị ăn mòn, do đó đinh sắt được bảo vệ.

Lý thuyết Chống ăn mòn kim loại

a) Phương pháp phủ bề mặt

Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt của kim loại một lớp sơn, dầu, mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác

b) Phương pháp điện hóa

Trong phương pháp điện hóa, để bảo vệ kim loại, người ta nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn

Đánh giá

0

0 đánh giá