Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu

73

Với giải Vận dụng trang 89 Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Vận dụng trang 89 Hóa học 12Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các khối kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. Hãy giải thích.

Lời giải:

Thành phần chính của thép là Fe, khi gắn Zn vào vỏ tàu sẽ tạo thành cặp điện cực Zn – Fe. Hai điện cực tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li (nước biển) nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Trong đó, kẽm có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn, do đó vỏ tàu được bảo vệ.

Lý thuyết Chống ăn mòn kim loại

a) Phương pháp phủ bề mặt

Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt của kim loại một lớp sơn, dầu, mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác

b) Phương pháp điện hóa

Trong phương pháp điện hóa, để bảo vệ kim loại, người ta nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn

 
Đánh giá

0

0 đánh giá