Giáo án Toán 9 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài tập cuối chương 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán lớp 9 Bài tập cuối chương 1 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán 9 Bài tập cuối chương 1

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:

1. Về kiến thức:

– Giải được phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.

– Nhận biết được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn, hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

– Nhận biết được khái niệm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

– Giải được hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

– Tìm được nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn bằng máy tính cầm tay.

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

2. Về năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học và Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khi mỗi HS tự thực hiện các bài tập trắc nghiệm, tự luận, sau đó tham gia hoạt động nhóm để trình bày kiến thức đúng nhất về giải phương trình và giải hệ phương trình.

Năng lực toán học: Năng lực giải quyết vấn đề toán học và năng lực tư duy lập luận toán học: Vận dụng kiến thức về các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình để giải quyết các bài toán thực tế và các bài toán liên quan đến cân bằng phương trình hoá học.

3. Về phẩm chất:

 Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong phần trắc nghiệm, hoạt động nhóm thông qua các bài luyện tập, vận dụng.

 Chăm chỉ: HS chăm học, chăm làm tích cực thực hiện trong các câu hỏi trắc nghiệm,
bài tập tự luận và vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, KHBD.

2. Đối với học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Câu hỏi trắc nghiệm

a) Mục tiêu:HS chỉ ra được phương trình bậc nhất hai ẩn, tìm được nghiệm của
phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu, xác định được đường thẳng biểu diễn tất cả các nghiệm của phương trình đã cho, chỉ ra được cặp nghiệm đã cho có là nghiệm của hệ phương trình hay không để thực hiện các bài tập trắc nghiệm.

b) Nội dung: HS đọc và thực hiện trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất.

c) Sản phẩm: Đáp án 06 câu hỏi trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

C

A

D

D

C

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu (mỗi) HS đọc và thực hiện các câu hỏi trắc nghiệm.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Trả lời đúng 06 câu hỏi: Tìm phương trình có dạng phương trình bậc nhất hai ẩn, tìm các nghiệm của phương trình tích và phương trình
chứa ẩn ở mẫu, tìm điều kiện xác định của phương trình, tìm đường thẳng biểu diễn tất cả các nghiệm của phương trình đã cho, chỉ ra được cặp nghiệm đã cho có là nghiệm của hệ phương trình đã cho không?

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời lời 06 câu hỏi. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS với đáp án đúng và chốt lại vấn đề.

Hoạt động 2: Bài tập tự luận

a) Mục tiêu:Áp dụng được kiến thức về các bước giải phương trình tích, giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, các bước giải hệ phương trình bằng phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số, các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình để hoàn thành bài tập tự luận.

b) Nội dung: HS đọc và thực hiện bài tập 7, 8, 9, 10, 15.

c) Sản phẩm:

Bài 7.

a) x=1y=2;

b) x=14y=1;

c) x=1913y=1413;

d) Hệ phương trình có vô số nghiệm.

Bài 8.

a) x = –25 hoặc x = 72;

b) x = –10 hoặc x = –2;

c) x = 5 hoặc x = –2;

d) x = 13 hoặc x = 6.

Bài 9.

a) x = 35;

b) x = 2;

c) x = –1;

d) x = –2.

Bài 10. Hai số nguyên dương cần tìm là 712 và 294.

Bài 15.

a) 2Fe+3Cl22FeCl3.

b) 2SO2+O2v2o3t°2SO3.

c) 4Al+3O22Al2O3.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu mỗi HS đọc và lần lượt thực hiện bài tập 7, 8, 9, 10, 15.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS áp dụng các phương pháp đã học để thực hiện các bài tập 7, 8, 9, 10, 15.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lần lượt lên bảng trình bày các bài tập 7, 8, 9, 10, 15. Các HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá, phân tích bài làm của HS với đáp án đúng.

– GV lưu ý HS: Khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu cũng như khi giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình trước khi kết luận ta phải xem nghiệm có thoả điều kiện xác định chưa rồi mới kết luận.

B. VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Vận dụng

a) Mục tiêu: Áp dụng các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình để giải quyết các bài toán thực tiễn.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc và thực hiện bài tập 12, 13, 14.

c) Sản phẩm:

Bài 12. Giá niêm yết của mỗi quyển vở là 8000 đồng và giá niêm yết của mỗi cây viết là 3500 đồng.

Bài 13. Số quýt là 10 quả và số cam là 7 quả.

Bài 14. Trong một ngày tổ A ráp được 220 linh kiện điện tử, tổ B ráp được 200 linh kiện điện tử.

d) Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu (mỗi) HS đọc và thực hiện bài tập 12, 13, 14.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tìm giá niêm yết của mỗi quyển vở và mỗi cây bút bi trong bài tập 12.

– Tìm số quýt và số cam mỗi loại trong bài tập 13.

– Tìm số linh kiện điện tử mỗi tổ ráp được trong một ngày trong bài tập 14.

* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận: HS lên bảng trình bày cách giải bài tập 12, 13, 14. HS khác nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS qua bài tập 12,13,14.

– GV chốt lại vấn đề. Sau đó củng cố lại kiến thức cả chương.

C. NHIỆM VỤ

– Ôn lại cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.

– Ôn lại cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

– Ôn lại cách giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

– Hoàn thành tiếp bài tập 11, 16.

– Chuẩn bị bài mới : “Bài 1. Bất đẳng thức”.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 1.

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 3: Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Giáo án Bài tập cuối chương 1

Giáo án Bài 1: Bất đẳng thức

Giáo án Bài 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giáo án Bài tập cuối chương 2

Giáo án Bài 1: Căn bậc hai

Để mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá