15 câu Trắc nghiệm Phenol (Cánh diều 2024) có đáp án – Hóa học lớp 11

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 17: Phenol sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Phenol. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 17: Phenol

Phần 1. Trắc nghiệm Phenol

Câu 1. Nhỏ vài giọt nước bromine vào ống nghiệm dựng 2 mL dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là

A. glyxerol.                   

B. acetic acid.                

C. ethanol.                    

D. phenol.

Đáp án đúng là: D

Phenol phản ứng với Br2 sinh ra kết tủa trắng.

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Câu 2. Trong nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ chất nào sau đây?

A. Benzene.                   

B. Cumene.                   

C. Chlorobenzene.        

D. Khí đồng hành.

Đáp án đúng là: B

Trong nghiệp, phenol được điều chế chủ yếu từ cumene: C6H5CH(CH3)2.

Ngoài ra, phenol cũng được tách ra từ nhựa than đá trong quá trình luyện cốc.

Câu 3. Số đồng phân chứa vòng benzene, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là

A. 3.                             

B. 5.                             

C. 4.                             

D. 2.

Đáp án đúng là: C

4 đồng phân:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Câu 4. Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C8H10O, chứa vòng benzene, tác dụng được với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 3.                             

B. 5.                             

C. 6.                             

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Các đồng phân thoả mãn là:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Câu 5. Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do

A. phenol tan một phần trong nước.

B. phenol có tính acid yếu.

C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.

D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm –OH trong phân tử phenol.

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzene trong phân tử phenol.

Câu 6. Trong các chất sau, chất nào thuộc loại phenol?

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Đáp án đúng là: A

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

Vậy hợp chất thuộc loại phenol là: Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Câu 7. Cho hợp chất phenol có công thức cấu tạo sau:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Tên gọi của phenol đó là

A. 2-methylphenol.                                         

B. 3-methylphenol.

C. 4-methylphenol.                                         

D. hydroxytoluene.

Đáp án đúng là: C

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol: 4-methylphenol.

Câu 8. Phenol là hợp chất hữu có có tính chất nào sau đây?

A. Acid yếu.                 

B. Base yếu.                  

C. Acid mạnh.               

D. Base mạnh.

Đáp án đúng là: A

Phenol có tính acid yếu.

Câu 9. Chất tác dụng với phenol sinh ra khí là

A. dung dịch KOH.       

B. dung dịch K2CO3.

C. kim loại Na.             

D. kim loại Ag.

Đáp án đúng là: A

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

Chú ý:

C6H5OH + K2CO3 → C6H5OK + KHCO3.

Câu 10. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng hóa học?

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Đáp án đúng là: D

C6H5OH có tính acid, không phản ứng với HCl.

Câu 11. Trong đặc điểm cấu tạo của phenol, cặp electron trên nguyên tử oxygen bị hút một phần vào hệ thống vòng benzene, làm giàu mật độ electron ở các vị trí

A. ortho, meta

B. meta, para.

C. ortho, meta, para. 

D. ortho, para.

Đáp án đúng là: D

Trong đặc điểm cấu tạo của phenol, cặp electron trên nguyên tử oxygen bị hút một phần vào hệ thống vòng benzene, làm giàu mật độ electron ở các vị trí ortho, para.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phenol?

A. Phenol là chất rắn không màu hoặc màu hồng nhạt.

B. Phenol gây bỏng khi tiếp xúc với da, gây ngộ độc qua đường miệng.

C. Phenol không tan trong nước nhưng tan trong ethanol.

D. Phenol có tính acid mạnh hơn ethanol.

Đáp án đúng là: C

Do phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.

Câu 13. Catechin là một chất kháng oxi hóa mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 35% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho… Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Phenol

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Công thức phân tử của catechin là C15H14O6.

B. Phân tử catechin có 5 nhóm OH phenol.

C. Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH.                              

D. Catechin thuộc loại hợp chất thơm.

Đáp án đúng là: B

Do phân tử catechin có 4 nhóm OH phenol.

Câu 14. Cho dãy các dung dịch sau: NaOH, NaHCO3, HCl, NaNO3, Br2. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với phenol là

A. 2.                             

B. 3.                             

C. 4.                             

D. 1.

Đáp án đúng là: A

Các dung dịch phản ứng được với phenol là: NaOH; Br2:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ trắng + 3HBr

Câu 15. Cho các phát biểu sau về phenol:

(1) Phenol tan một phần trong nước ở điều kiện thường.

(2) Phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường.

(3) Phenol tan tốt trong nước khi đun nóng.

(4) Nhiệt độ nóng chảy của phenol cao hơn ethanol.

(5) Phenol có tính độc và có thể gây bỏng khi tiếp xúc với da nên cần phải cẩn thận khi sử dụng.

Số phát biểu đúng là

A. 2.                             

B. 3.                             

C. 4.                             

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Bao gồm: 1, 3, 4, 5.

(2) Sai vì phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.

Phần 2. Lý thuyết Phenol

I. Khái niệm

1. Khái niệm

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.

- Phenol đơn giản nhất là C6H5-OH.

2. Phân loại

-Monophenol: những phenol trong phân tử chứa một nhóm –OH.

-Polyphenol: những phenol trong phân tử chứa nhiều nhóm –OH.

II. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn, không màu.

- Tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

- Khi để lâu, phenol bị chuyển sang màu hồng do bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí.

- Phenol rất độc, khi tiếp xúc với da phenol gây bỏng.

III. Tính chất hóa học

1. Tính acid của phenol

- Phenol thể hiện tính acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

a) Phản ứng với dung dịch NaOH

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

b) Phản ứng với dung dịch sodium carbonate

  (ảnh 1)

2. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene

a) Phản ứng với nước bromie

  (ảnh 2)

b) Phản ứng với dung dịch HNO3 đặc

  (ảnh 3)

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất: sản xuất nhựa epoxy, sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ,…

- Phenol còn được sử dụng trong y học: làm chất khử trùng, tẩy uế, thuốc chữa đau họng.

2. Điều chế

- Trong công nghiệp phenol được sản xuất theo sơ đồ sau:

 (ảnh 4)

- Phenol cũng được tách ra từ nhựa than đá trong quá trình luyện cốc.

Sơ đồ tư duy Phenol

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá