15 câu Trắc nghiệm Dẫn xuất halogen (Cánh diều 2024) có đáp án – Hóa học lớp 11

1.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Hóa học 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Dẫn xuất halogen . Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 15: Dẫn xuất halogen

Phần 1. Trắc nghiệm Dẫn xuất halogen

Câu 1. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo C2H5Cl là

A. methyl chloride.                                         

B. phenyl chloride.

C. ethyl chloride.                                            

D. propyl chloride.

Đáp án đúng là: C

C2H5Cl: ethyl chloride.

Câu 2. Cho các dẫn xuất halogen mạch không nhánh sau: (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl. Thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là

A. (1) < (2) < (3) < (4).                                    

B. (1) < (4) < (2) < (3).

C. (4) < (3) < (2) < (1).                                    

D. (4) < (2) < (1) < (3).

Đáp án đúng là: A

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất (1) CH3Cl; (2) C2H5Cl; (3) C3H7Cl; (4) C4H9Cl tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

Vậy thứ tự tăng dần của nhiệt độ sôi là: (1) < (2) < (3) < (4).               

Câu 3. Cho phản ứng hóa học sau:

CH3CH2Cl + KOH C2H5OH,to CH2 = CH2 + KCl + H2O

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.                                              

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.                                            

D. Phản ứng oxi hóa – khử.

Đáp án đúng là: C

CH3CH2Cl + KOH C2H5OH,to CH2 = CH2 + KCl + H2O

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng tách.

Câu 4. Đun sôi hỗn hợp propyl bromide, potassium hydroxide và ethanol thu được sản phẩm hữu cơ là

A. propyne.                  

B. propan-2-ol.             

C. propane.                   

D. propene.

Đáp án đúng là: D

CH3CH2CH2Br + KOH C2H5OH,to CH3-CH=CH2 + KCl + H2O

CH3-CH=CH2: propene.

Câu 5. Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nguyên tử halogen. Bậc của dẫn xuất halogen nào sau đây không phù hợp?

A. Dẫn xuất halogen bậc I.                               

B. Dẫn xuất halogen bậc II.

C. Dẫn xuất halogen bậc III.                            

D. Dẫn xuất halogen bậc IV.

Đáp án đúng là: D

Không có dẫn xuất halogen bậc IV.

Câu 6. Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

A. C2H7N.                    

B. C2H6O.                     

C. CH4.                         

D. C6H5Br.

Đáp án đúng là: D

Khi thay thế nguyên tử hydrogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

=> Hợp chất thuộc loại dẫn xuất halogen của hydrocarbon là C6H5Br.

Câu 7. Công thức tổng quát của dẫn xuất monochloro no, mạch hở là

A. CnH2n-5Cl.                 

B. CnH2n-3Cl.                 

C. CnH2n-1Cl.                 

D. CnH2n+1Cl.

Đáp án đúng là: D

Công thức tổng quát của dẫn xuất monochloro no, mạch hở là CnH2n+1Cl.

Câu 8. Số đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C3H7Cl là

A. 3.                             

B. 1.                             

C. 4.                             

D. 2.

Đáp án đúng là: D

Ứng với công thức phân tử C3H7Cl có 2 đồng phân cấu tạo:

CH3CH2CH2Cl; CH3CHClCH3.

Câu 9. Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CHCl – CH3 

A. 1-chloropropane.                                        

B. 2-chloropropane.

C. 3-chloropropane.                                        

D. propyl chloride.

Đáp án đúng là: B

CH3 – CHCl – CH3: 2-chloropropane.

Câu 10. Tên gọi thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo (CH3)2CH – CH2I là

A. 1- iodobutane.                                            

B. 1 – iodo – 3 – methylpropane.

C. 3-iodobutane.                                             

D. 1 – iodo – 2 – methylpropane.

Đáp án đúng là: D

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Dẫn xuất halogen: 1 – iodo – 2 – methylpropane.

Câu 11. Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với tên gọi không đúng?

A. CH3Cl: chloromethane.                                                                 

B. ClCH2Br: chlorobromomethane.

C. CH3CH2I: iodethane.                                  

D. CH3CH(F)CH3: 2-fluoropropane.

Đáp án đúng là: B

Tên gọi đúng là:

ClCH2Br: bromochloromethane.

Câu 12. Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen được sắp xếp theo thứ tự: CH3F < CH3Cl < CH3Br < CH3I. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do

A. sự phân cực của liên kết carbon - halogen giảm dần từ CH3F đến CH3I.

B. độ âm điện của các halogen trong dẫn xuất giảm dần từ F đến I.

C. tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.

D. độ dài liên kết carbon - halogen tăng dần từ CH3F đến CH3I.

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng dần nhiệt độ sôi từ CH3F đến CH3I là do tương tác van der Waals tăng dần từ CH3F đến CH3I.

Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Dẫn xuất halogen có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn hydrocarbon có phân tử khối tương đương.

B. Thủy phân ethyl bromide trong môi trường kiềm thu được ethyl alcohol.

C. Phản ứng tách HCl của 2-chloropropane chỉ thu được 1 alkene duy nhất.

D. CFC là hợp chất chứa các nguyên tố carbon, flourine, chlorine và hydrogen.

Đáp án đúng là: D

Do CFC là hợp chất chứa các nguyên tố carbon, flourine, chlorine.

Câu 14. Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là

A. 2-methylbut-2-ene.                                     

B. 3-methylbut-2-ene.

C. 3-methylbut-3-ene.                                     

D. 2-methylbut-3-ene.

Đáp án đúng là: A

CH3CHCHCH3HClKOH/C2H5OH,toCH3CH=CCH3                 Cl         CH3                                                                                     CH32chloro3methyl butane                        2methylbut2ene

Câu 15. Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. CH3CH(Cl)CH3 + NaOH → CH3CH(OH)CH3 + NaCl

B. CH3CH2Cl + KOH → CH2 = CH2 + KCl + H2O

C. CH3Br + KOH → CH3OH + KBr

D. CH3CH2CH(Br)CH3 + KOH C2H5OH,to CH3CH = CHCH3 + KBr + H2O

Đáp án đúng là: B

CH3CH2Cl + KOH → CH3CH2OH + KCl

Phần 2. Lý thuyết Dẫn xuất halogen

I. Khái niệm, đồng phân và danh pháp

1. Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hydrogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon.

2. Đồng phân

- Đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức.

3. Danh pháp

- Tên thay thế của dẫn xuất halogen được gọi như sau:

Số chỉ vị trí nhóm thế-tên nhóm thế+tên mạch chính

- Một số dẫn xuất halogen được gọi theo tên thông thường.

II. Tính chất vật lý

- Chất có phân tử khối nhỏ (CH3F, CH3Cl, CH3Br) ở thể khí, các chất có phân tử khối lớn hơn thường ở thể lỏng.

- Hầu như không tan trong nước.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH

  (ảnh 1)

- Phản ứng này còn được gọi là phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen.

2. Phản ứng tách hydrogen halide

  (ảnh 2)

- Quy tắc Zaitsev: trong phản ứng tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử X ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử H ở nguyên C bên cạnh có bậc cao hơn, tạo ra sản phẩm chính.

IV. Ứng dụng của dẫn xuất halogen

Dẫn xuất halogen có nhiều ứng dụng trong đời sống, công nghiệp hóa chất và y học.

- Có thể được sử dụng làm dung môi.

- Một số dẫn xuất halogen được sử dụng để tổng hợp polymer.

- Được sử dụng để tổng hợp alcohol, ether,…

Sơ đồ tư duy Dẫn xuất halogen

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá