Những khoản thu về đất đai của nhà nước bao gồm những khoản thu nào ?

286

         Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trên thực tế, nguồn thu chủ yếu của NSNN là từ thuế, tiền sử dụng đất và tiền thuê đất. Vậy những khoản thu về đất đai của nhà nước bao gồm những khoản thu nào ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được giải đáp cho thắc mắc này.

 

Những khoản thu về đất đai của nhà nước bao gồm những khoản thu nào ?

1.     Khái niệm Nhà nước và ngân sách Nhà nước

           Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

          Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có các dấu hiệu đặc trưng sau: phân bố dân cư theo đơn vị hành chính - lãnh thổ; các bộ máy quyền lực công; có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình; có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Điều 2, Điều 3 Hiến pháp 2013 có quy định về khái niệm nhà nước như sau:

"1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Điều 3.

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

          Như vậy, có thể hiểu nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp. Mỗi nhà nước sẽ có những tính chất cụ thể riêng biệt. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

            Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

2.   Những khoản thu về đất đai của nhà nước

           

Những khoản thu về đất đai của nhà nước bao gồm những khoản thu nào ?

Căn cứ điều 107, Luật đất đai năm 2013 về các khoản thu tài chính từ đất đai

"1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:

a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;

b) Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;

c) Thuế sử dụng đất;

d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;

đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;

e) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.

2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai."

         Do đó, những khoản thu từ đất đai cho ngân sách nhà nước là:

·   Tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất

·   Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê

·   Thuế sử dụng đất

·   Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất

·   Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật đất đai

·   Tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai

·   Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất

3. Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được tính dựa trên các căn cứ nào?

       Điều 108 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

" Căn cứ, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

1. Căn cứ tính tiền sử dụng đất:

a) Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất;

b) Mục đích sử dụng đất;

c) Giá đất theo quy định tại Điều 114 của Luật này; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất là giá trúng đấu giá.

2. Căn cứ tính tiền cho thuê đất:

a) Diện tích đất cho thuê;

b) Thời hạn cho thuê đất;

c) Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì giá đất thuê là đơn giá trúng đấu giá;

d) Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

3. Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất."

         Theo đó, căn cứ vào diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất; mục đích sử dụng đất và giá đất để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất.

          Căn cứ vào diện tích đất cho thuê, thời hạn thuê đất, đơn giá thuê đất, hình thức cho thuê đất để tiến hành tính tiền cho thuê đất.

3.  Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người sử dụng đất trong những trường hợp nào?

        Khoản 1 Điều 110 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất như sau:

"- Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;

- Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

- Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;

- Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập;

- Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;

- Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp;

- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ."

4. Nhà nước định giá đất phải đảm bảo những nguyên tắc như thế nào?

         Điều 112 Luật Đất đai 2013 quy định về việc định giá đất phải bảo đảm 4 nguyên tắc như sau:

"Nguyên tắc, phương pháp định giá đất

1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;

b) Theo thời hạn sử dụng đất;

c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;

d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

2. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất."

Đánh giá

0

0 đánh giá