Trường hợp nào không được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

209

Quan hệ dân sự nước ngoài thời gian qua nhận được nhiều sự quan tâm của các độc giả, các thắc mắc như thế nào là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ? Trường hợp nào không được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ?... là những câu hỏi chung của không ít người dân. Tham khảo bài viết dưới đây để đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này nhé.

Trường hợp nào không được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

1. Thế nào là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

2. Một số quy định với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định từ Điều 664 đến Điều 671 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

2.1. Cáchc định pháp luật áp dụng với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

- Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

- Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng như trên thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

2.2. Áp dụng điều ước quốc tế với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.

2.3. Áp dụng tập quán quốc tế với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật Dân sự 2015. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

2.4. Áp dụng pháp luật nước ngoài với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.

2.5. Phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến

- Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 668 Bộ luật Dân sự 2015.

- Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

- Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.

2.6. Áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật

Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.

2.7. Trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài

- Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

+ Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

+ Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

2.8. Thời hiệu với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó.

3. Giao dịch dân sự của công dân Việt Nam khi nào được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Giao dịch dân sự của công dân Việt Nam khi nào được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Có thể hiểu, một quan hệ dân sự được coi là có yếu tố nước ngoài khi nó đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Về chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.

- Về sự kiện pháp lý: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài.

- Về khách thể: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Như vậy, theo quy định trên giao dịch dân sự của công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài thì giao dịch dân sự đó được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Theo Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015, việc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

Trường hợp nào không áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài?

Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

Như vậy, những trường hợp sau đây sẽ không áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến:

- Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

- Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

Trong trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định trên thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá