Giải SGK Toán 9 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình nón

453

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Toán lớp 9 Bài 2: Hình nón chi tiết sách Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 9 Bài 2: Hình nón

Khởi động trang 88 Toán 9 Tập 2: Vỏ kem ốc quế, chao đèn trang trí, chiếc nón lá ở hình bên có đặc điểm gì chung?

Khởi động trang 88 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Tìm một số vật thể trong thực tế có hình dạng tương tự.

Lời giải:

Đặc điểm chung của các vật ở trong hình trên là có đáy là hình tròn, có 1 đỉnh, một mặt cong.

Một số vật thể trong thực tế có hình dạng tương tự như: mũ sinh nhật, quả dâu tây, cọc tiêu giao thông đường bộ,...

   Khởi động trang 88 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9       

1. Hình nón

Khám phá 1 trang 88 Toán 9 Tập 2: Cho tấm bìa có dạng hình tam giác OSB vuông tại O, cạnh SO cố định (Hình 1a). Khi quay tấm bìa một vòng quanh cạnh SO thì hình tạo ra giống với đồ vật quen thuộc nào?

Khám phá 1 trang 88 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

Hình tạo ra giống các đồ vật ở phần Hoạt động khởi động: vỏ kem ốc quế, chao đèn trang trí, chiếc nón lá.

Thực hành 1 trang 89 Toán 9 Tập 2: Chiếc mũ ở Hình 4 có dạng hình nón. Cho biết bán kính đáy, chiều cao và độ dài đường sinh của hình nón đó.

Thực hành 1 trang 89 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

Chiếc mũ ở Hình 4 có dạng hình nón, trong đó:

• Bán kính đáy có độ dài r = 12 cm.

 Chiều cao là h = 31 cm.

 Độ dài đường sinh là: l = 122+312=1105  (cm).

Thực hành 2 trang 89 Toán 9 Tập 2: Tạo lập hình nón có chiều cao 12 cm và bán kính đáy 5 cm theo hướng dẫn sau:

− Cắt tấm bìa hình quạt tròn có bán kính bằng độ dài đường sinh l = 52+122 = 13 (cm), độ dài cung của hình quạt tròn bằng 10π cm ≈ 31 cm (Hình 5a).

− Cắt tấm bìa hình tròn bán kính 5 cm.

− Ghép và dán hai mép quạt lại với nhau sao cho cung của nó tạo thành đường tròn, rồi dán tấm bìa hình tròn ở trên vào làm đáy, ta được hình nón như Hình 5b.

Thực hành 2 trang 89 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

HS thực hành tạo lập hình nón có chiều cao 12 cm và bán kính đáy 5 cm theo các bước sau:

Bước 1: Cắt tấm bìa hình quạt tròn có bán kính bằng độ dài đường sinh l = 52+122 = 13 (cm) độ dài cung của hình quạt tròn bằng 10π cm ≈ 31 cm.

Thực hành 2 trang 89 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Bước 2: Cắt tấm bìa hình tròn bán kính 5 cm.

Bước 3: Ghép và dán hai mép quạt lại với nhau sao cho cung của nó tạo thành đường tròn, rồi dán tấm bìa hình tròn ở trên vào làm đáy, ta được hình nón như hình vẽ.

Thực hành 2 trang 89 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

2. Diện tích xung quanh của hình nón

Khám phá 2 trang 90 Toán 9 Tập 2: Cho một hình nón có bán kính r, có độ dài đường sinh l (Hình 6a). Cắt mặt xung quanh của hình nón theo một đường sinh của nó rồi trải phẳng ra, ta được hình quạt tròn (Hình 6b). Tính theo r và l:

a) Độ dài cung BB';

b) Số đo cung BB';

c) Diện tích của hình quạt tròn.

Khám phá 2 trang 90 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

a) Độ dài m của cung BB' bằng chu vi đường tròn đáy, ta có m = 2πr.

b) Gọi n là số đo cung BB' của hình quạt tròn.

Áp dụng công thức liên hệ số đo cung n và độ dài cung m của hình quạt tròn, ta có:

n = m180πl (với l là bán kính hình quạt tròn).

Số đo cung BB' : n = 2πr180πl=360rl.

Vậy số đo cung BB' là n = 360rl.

c) Diện tích của hình quạt tròn là:

S=π l2n360=π l2360rl360=π l360r360=πr l.

Vậy diện tích của hình quạt tròn là πrl.

Thực hành 3 trang 90 Toán 9 Tập 2: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình nón có đường kính đáy d = 10 m và chiều cao h = 12 m (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm).

Lời giải:

Bán kính đáy của hình nón là: r = d2=102 = 5 (m).

Độ dài đường sinh của hình nón là:

l=r2+h2=52+122=13  (m)

Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq = πrl = π . 5 . 13 = 65π ≈ 204,20 (m2).

Diện tích đáy của hình nón là:

Sđáy = π . r2 = π . 52 = 25π (m2).

Diện tích toàn phần của hình nón là:

Stp = Sxq + Sđáy = 65π + 25π = 90π ≈ 282,74 (m2).

Vậy hình nón có diện tích xung quanh khoảng 204,20 m2 và diện tích toàn phần khoảng 282,74 m2.

3. Thể tích của hình nón

Khám phá 3 trang 91 Toán 9 Tập 2: Lấy một cái gàu hình nón và một cái bình hình trụ (Hình 8a) có cùng bán kính đáy r và chiều cao h. Múc đầy nước vào gàu rồi đổ qua cái bình. Sau ba lần đổ nước như thế thì cái bình vừa đầy nước (Hình 8b). Tính theo r và h:

a) Thể tích của bình hình trụ;

b) Thể tích của gàu hình nón.

Khám phá 3 trang 91 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

a) Thể tích của bình hình trụ là: V = πr2h.

b) Trong Hình 8b) ta thấy thể tích cái bình hình trụ gấp 3 lần cái gàu hình nón.

Do đó, thể tích của gàu hình nón là: V'=V3=13πr2h.

Thực hành 4 trang 91 Toán 9 Tập 2: Tính thể tích của hình nón có bán kính đáy 6 cm, chiều cao 4 cm.

Lời giải:

Thể tích của hình nón nón có bán kính đáy 6 cm, chiều cao 4 cm là:

V=13πr2h=13π624=48π  cm3.

Vậy thể tích của hình nón có bán kính đáy 6 cm, chiều cao 4 cm là 48π cm3.

Vận dụng trang 91 Toán 9 Tập 2: Từ một khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 6 cm, người ta khoét một hình nón có đường kính mặt đáy là 4 cm và đỉnh của hình nón chạm vào mặt đáy của khối gỗ (Hình 10). Hãy tính thể tích của phần khối gỗ còn lại (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Vận dụng trang 91 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

Thể tích khối lập phương là: V1 = 63 = 216 (cm3).

Bán kính mặt đáy của phần khoét hình nón là:

r = 42 = 2 (cm).

Thể tích phần khoét hình nón là:

V2=13πr2h=13π226=8π  cm3.

Thể tích khối gỗ còn lại là:

V = V1 – V2 = 216 – 8π ≈ 191 (cm3).

Vậy thể tích của phần khối gỗ còn lại khoảng 191 cm3.

Bài tập

Bài 1 trang 92 Toán 9 Tập 2: Trong các hình sau đây, hình nào là hình nón?

Bài 1 trang 92 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

Trong Hình 11, ta thấy:

 Hình 11a) là hình trụ;

 Hình 11b) là hình nón;

 Hình 11c) là hình chóp tam giác;

 Hình 11d) là hình nón.

Vậy trong các hình đã cho, hình 11b) và hình 11d) là hình nón.

Bài 2 trang 92 Toán 9 Tập 2: Hãy cho biết chiều cao, bán kính đáy, độ dài đường sinh và diện tích xung quanh của mỗi hình nón sau:

Bài 2 trang 92 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

a) Hình 12a có chiều cao h = 6 cm; bán kính đáy r = 3 cm.

Đường sinh hình nón là: l = l=r2+h2=32+62=35  (cm).

Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq=π35=15π  cm2.

b) Hình 12b) có bán kính đáy r = 3 cm, đường sinh l = 5 cm.

Chiều cao của hình nón là:

h2=l2r2=5232=4  (cm)

Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq = π . 3 . 5 = 15π (cm2).

c) Hình 12c) có bán kính đáy r = 9 cm, đường sinh l = 15 cm.

Chiều cao của hình nón là:

h2=l2r2=15292=12  (cm).

Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq = π . 9 . 15 = 135π (cm2).

Bài 3 trang 92 Toán 9 Tập 2: Tạo lập hình nón có bán kính đáy bằng 4 cm, chiều cao 7 cm.

Lời giải:

Ta tạo lập hình nón có bán kính đáy bằng 4 cm, chiều cao 7 cm theo các bước sau:

Bước 1: Độ dài đường sinh của hình nón là: l=42+72=658  (cm).

Cắt tấm bìa hình quạt tròn có bán kính bằng độ dài đường sinh 8 cm, độ dài cung của hình quạt tròn bằng 8π ≈ 25 (cm).

Bước 2: Cắt tấm bìa hình tròn bán kính 4 cm.

Bước 3: Ghép và dán hai mép quạt lại với nhau sao cho cung của nó tạo thành đường tròn, rồi dán tấm bìa hình tròn ở trên vào làm đáy, ta được hình nón.

Bài 3 trang 92 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Bài 4 trang 92 Toán 9 Tập 2: Tính thể tích của hình nón biết:

a) Bán kính đáy 6 cm, chiều cao 12 cm;

b) Đường kính của mặt đáy là 7 m, chiều cao 10 m;

c) Diện tích đáy 152 cm2, chiều cao 6 cm;

d) Chu vi đáy 130 cm, chiều cao 24 cm.

Lời giải:

a) Hình nón có bán kính đáy 6 cm, chiều cao 12 cm.

Thể tích hình nón là:

V=13πr2h=13π6212=144π  cm3.

Vậy thể tích hình nón là 144π cm3.

b) Hình nón có đường kính của mặt đáy là 7 m, chiều cao 10 m;

Bán kính mặt đáy của hình nón là: r = 72 = 3,5 (m).

Thể tích hình nón là:

V=13πr2h=13π3,5210=2456π  m3.

Vậy thể tích hình nón là 2456π   m3.

c) Hình nón có diện tích đáy 152 cm2, chiều cao 6 cm.

Bán kính mặt đáy của hình nón là: r=152π  (cm).

Thể tích hình nón là:

V=13πr2h=13π152π210=304  cm3.

Vậy thể tích hình nón là 304 cm3.

d) Hình nón có chu vi đáy 130 cm, chiều cao 24 cm.

Bán kính mặt đáy của hình nón là: r=1302π=65π  (cm).

Thể tích hình nón là:

V=13πr2h=13π65π224=33  800π  cm3.

Vậy thể tích hình nón là 33  800π  cm3.

Bài 5 trang 92 Toán 9 Tập 2: Một cái mũ chú hề có kích thước như Hình 13. Hãy tính tổng diện tích giấy làm nên chiếc mũ (không tính phần hao hụt, kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Bài 5 trang 92 Toán 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 9

Lời giải:

Bán kính đáy của phần mũ hình nón là:

r=351022=7,5  (cm).

Diện tích xung quanh của phần mũ hình nón là:

Sxq = πrl = π . 7,5 . 30 = 225π (cm2).

Diện tích của phần vành mũ là:

S=π3522π7,52=250π  cm2.

Tổng diện tích giấy làm nên chiếc mũ (không tính phần hao hụt) là:

250π + 225π = 475π ≈ 1 492 (cm2).

Vậy tổng diện tích giấy làm nên chiếc mũ (không tính phần hao hụt) khoảng 1 492 cm2.

Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1. Hình trụ

Bài 2. Hình nón

Bài 3. Hình cầu

Bài tập cuối chương 10

Hoạt động 3. Vẽ đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 (a ≠ 0) bằng phần mềm GeoGebra

Hoạt động 4: Chuyển dữ liệu từ bảng vào biểu đồ trên phần mềm Microsoft Word

Lý thuyết Hình nón

1. Hình nón

Khi quay tam giác vuông SOB một vòng quanh cạnh góc vuông SO cố định ta được một hình nón.

⦁ S gọi là đỉnh của hình nón.

⦁ Cạnh OB quét thành hình tròn gọi là đáy của hình nón. Bán kính của đáy gọi là bán kính đáy của hình nón.

⦁ Cạnh SB quét thành mặt xung quanh của hình nón. Mỗi vị trí của SB là một đường sinh. ⦁ Độ dài SO là chiều cao của hình nón.

Hình nón (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Chú ý: Độ dài đường sinh l của hình nón có bán kính đáy r và chiều cao h được tính bởi công thức: l=r2+h2.

Ví dụ: Tính độ dài đường sinh của một hình nón có bán kính đáy bằng 7 cm, chiều cao bằng 24 cm như sau:

Hình nón (Lý thuyết Toán lớp 9) | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định lý Pythagore ta tính được độ dài đường sinh hình nón:

l=r2+h2=72+242=25 (cm).

Vậy độ dài đường sinh của hình nón là 25 cm.

2. Diện tích xung quanh của hình nón

Diện tích xung quanh của hình nón được tính theo công thức:

Sxq = πrl.

Trong đó: Sxq là diện tích xung quanh của hình nón;

r là bán kính đáy của hình nón;

l là độ dài đường sinh của hình nón.

Chú ý: Diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy.

Ví dụ: Tính diện tích xung quanh của một hình nón có bán kính đáy bằng 6 cm, chiều cao bằng 8 cm.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định lý Pythagore ta tính được độ dài đường sinh hình nón:

l=r2+h2=62+82=10 (cm)

Diện tích xung quanh của hình nón là:

Sxq = πrl = π . 6 . 10 = 60π (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của hình nón là 60π cm2.

3. Thể tích của hình nón

Thể tích của hình nón được tính bằng công thức:

V=13Sh=13πr2h.

Trong đó: V là thể tích của hình nón;

r là bán kính đáy của hình nón;

h là chiều cao của hình nón.

Ví dụ: Tính thể tích của một hình nón có bán kính đáy bằng 3 cm, chiều cao bằng 10 cm.

Hướng dẫn giải:

Thể tích V của hình nón là:

V=13πr2h=13π.32.10=30π (cm3).

Vậy thể tích V của hình nón là 30π cm3.

Đánh giá

0

0 đánh giá