Chuyên đề Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị lớp 4 gồm lý thuyết và 5 dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao có lời giải chi tiết giúp bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập Toán lớp 4. Mời các bạn đón xem:
Chỉ từ 500k mua trọn bộ 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (sách mới) bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 50k cho 1 bài Chuyên đề lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Chuyên đề Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị lớp 4
A - LÝ THUYẾT
I - PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Phương pháp chung để giải các bài toán:
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Bước 2: Phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Cái này biết chưa?
- Còn cái này thì sao?
- Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
* Bước 3: Tóm tắt đề toán.
* Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
* Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
* Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ.
* Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven
* Cách 7: Tóm tắt băng kẻ ô.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bải chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
2. Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1):
Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước.
+ Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia.
+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân.
Ví dụ 1: Có 9 thùng đầu như nhau chứa 414 lít. Hỏi 6 thùng đầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu?.
Tóm tắt: 9 thùng: 414lít
6 thùng : 7 lít
Bài giải
Số lít dầu chứa trong một thùng là:
414 : 9 = 46 (l)
Số lít dầu chín trong 6 tháng là:
46 × 6 = 276 (l)
Đáp số: 276 lít
3. Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia: (Kiểu bài 2)
+ Bước 1: Tìm giả trị 1 đơn vị (giả trị 1 phần - Đây là bước rút về đơn vị, thực
hiện phép chia).
+ Bước 2: Tìm số phần (số đơn vị - phép chia).
Ví dụ 2: Có 72 kg gạo đựng đều trong 8 bao. Hỏi 54 kg gạo đựng đều trong bao nhiêu bao như thế?.
Tóm tắt: 72 kg gạo: 8 bao
54 kg gao: ? bao
Bài giải
Số gạo đựng trong mỗi bao là:
72 : 8 = 9 (kg)
Số bao chứa 54 kg gạo là:
54 : 9 = 6 (bao)
Đáp số: 6 bao
II – CÁCH PHÂN BIỆT 2 DẠNG TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
Với hai kiểu bài của dạng. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị này đều có hai bước giải sau:
Bước 1: Rút về đơn vị - tức là tìm giá trị 1 phần (đều giống nhau)
Bước 2:
- Kiểu 1: Tìm giá trị nhiều phân (làm tính nhân)
- Kiểu 2: Tìm số phần (làm tính chia)
Do đó học sinh hay nhầm lần giữa bước 2 của hai kiểu bài, kể cả học sinh khá giỏi.
Hướng dẫn cách phân biệt như sau:
- Đọc kỹ đề, tóm tắt bài toán
- Dựa vào tóm tắt tìm mối quan hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm
Cách 1:
+ Nếu quan hệ với cái đã cho xuất phát từ “một số lượng bé” đến “một số lượng lớn”
+ Tương ứng cái phải tìm cũng từ “một số lượng bé” đến “?” (số phải tìm)
Thì đây là kiểu bài 1 (bài toán rút về đơn vị có hai phép tính chia, nhân)
+ Nếu quan hệ với cái đã cho xuất phát từ “một số lượng lớn” đến “một số lượng bé”
+ Tương ứng cái phải tìm cũng từ “một số lượng lớn” đến “?” (số phải tìm)
Thì đây là kiểu bài 2 (bài toán rút về đơn vị có hai phép tính chia, chia)
Cách 2:
- Xét cái phải tìm và cái đã cho (số bé) nếu cùng đơn vị thì là kiểu số 2 (chia, chia)
- Xét cái phải tìm và cái đã cho (số bé) nếu khác đơn vị thì là kiểu số 1 (chia, nhân)
Ví dụ 1: Có 8 bao gạo đựng tất cả 448 kg gạo. Hỏi có 5 bao gạo như thế nặng bao nhiêu kg?
- Phân tích:
Đơn vị cái đã cho |
So sánh |
Đơn vị cái phải tìm |
Kết luận |
Bao |
Khác nhau |
Kg |
Kiểu 1 |
Giải
Mỗi bao gạo đựng số ki-lô-gam là:
448 : 8 = 56 (kg)
5 bao gạo nặng số ki-lô-gam là:
5 × 56 = 280 (kg)
Đáp số: 280kg
Ví dụ 2: Một cửa hàng có 6 thùng nước mắm như nhau chứa tổng cộng 54 lít. Cửa hàng đã bán hết 36 lít. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu thùng nước mắm.
- Phân tích:
Đơn vị cái đã cho |
So sánh |
Đơn vị cái phải tìm |
Kết luận |
Thùng |
Giống nhau |
Thùng |
Kiểu 2 |
Giải
Mỗi thùng chứa số lít nước mắm là:
54 : 6 = 9 (lít)
Cửa hàng đã bán hết số thùng là:
36 : 9 = 4 (thùng)
Đáp số: 4 thùng
Mẹo: Giải xong bước 1. So sánh đơn vị phải tìm với đơn vị của bước 1.
- Nếu cùng đơn vị thì bước 2 dùng phép nhân
- Nếu khác đơn vị thì bước 2 dùng phép chia.
B - BÀI TẬP
1. Cô giáo chia đều 96 quyển vở cho 8 bạn trong lớp. Hỏi 5 bạn được bao nhiêu quyển vở?
2. Có 150 lít mật ong chia đều vào 6 thùng. Hỏi có 225 lít mật ong thì phải đựng trong bao nhiêu thùng như thế.
3. Mỗi thùng dầu chứa số lít dầu như nhau. Nếu lấy 8 thùng và 20l thì được 300l dầu. Nếu lấy 5 thùng rồi bớt ra 15l thì được bao nhiêu lít dầu?
4. Biết của một bao gạo nặng 20kg. Hỏi ba bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
5. Muốn làm 5 cái vỏ gối thì cần dùng 4m vải hoa. Làm 3 cái vỏ gối như thế cần dùng số vải là: ...
6. Một nhà máy sản xuất trong 6 ngày được 936 chiếc ti vi. Hỏi trong 7 ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu chiếc ti vi?
7. Một tấm vải dài 45m. Người ta lấy ra tấm vải để may 12 cái túi như nhau. Hỏi may mỗi cái túi đó hết bao nhiêu mét vải ?
8. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 10 bao đường, ngày thứ hai bán được 6 bao đường. Số đường bán được trong cả hai ngày là 800kg. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường? (số ki-lô-gam đường ở mỗi bao là như nhau)
9. Có 2135 quyển vở xếp đều vào 7 thùng. 5 thùng như thế có bao nhiêu quyển vở?
10. Có 4025 lít nước mắm thì đóng được 23 thùng như nhau. Hỏi có 7875 lít nước mắm thì đóng được bao nhiêu thùng như vậy?
11. 7 bao xi măng nặng 350kg. Mỗi vỏ bao nặng 200g. 5 bao xi măng như thế có khối lượng xi măng là: ……
12. Em Bình đem 48 quả cam xếp đều vào 6 đĩa. Bình đặt 4 đĩa lên bàn để tiếp khách. Số cam Bình đặt trên bản là ... quả.
13. Hai đội công nhân cùng sửa đường. Đội thứ nhất có 18 người sửa được144m đường. Đội thứ hai có 17 người thì sửa được ... ... ... m đường.
14. Trong 4 phút 1 vòi nước chảy được 60lít. Trong giờ vòi chảy được ... lít
15. Nếu lấy 6 tháng và 23 lít thì được 173lít dầu. Nếu lấy 4 thùng và bớt đi 15 lít thì được .... Lít
16. Có 625 bao gạo cần 5 xe chở còn dư 15 bao. Nếu có 366 bao thì cần số xe chở là...
17. Có 3 con mèo cứ 2 giờ ăn hết 3 con chuột thì 10 con mèo ăn hết 20 con chuột trong ... giờ.
18. Có 2 con mèo cứ 2 giờ ăn hết 2 con chuột thì 4 con mèo trong 4 giờ ăn hết .... con chuột.
19. 10 quả chanh nặng tất cả 288g; 1 quả dứa nặng 571g. Vậy 5 quả cam và 2 quả dứa nặng...... g
20. Có 90 lít mật ong chia đều vào 6 thùng. Hỏi 60 lít mật ong thì phải đựng trong mấy thùng như thế?
21. Một cửa hàng có một số thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 72 lít, người ta thêm vào số dầu đó 3 thùng thì số dầu có tất cả là 99 lít. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu thùng dầu?
22. Huệ xếp 9 chiếc thuyền mất 36 phút, Hoa xếp 6 chiếc thuyền mất 30 phút. Hỏi Huệ xếp 5 chiếc thuyền và Hoa xếp 4 chiếc thuyền thì ai xếp xong trước? (biết 2 bạn bắt đầu xếp thuyền cùng một lúc).
23. Có hai chở hàng, xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai 400 kg gạo. Xe thứ nhất chở 8 bao, xe thứ hai chở 6 bao gạo. Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu kg gạo?
..........................................
..........................................
..........................................
Để mua trọn bộ Chuyên đề Toán lớp 4 (sách mới) năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc
Xem thêm các bài Chuyên đề Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Đọc, viết, so sánh số
Chuyên đề 2: Tính giá trị biểu thức - Tính nhanh
Chuyên đề 5: Các bài toán về kỹ thuật tính và quan hệ giữa các thành phần của phép tính
Chuyên đề 6: Các bài toán liên quan đến trung bình cộng
Chuyên đề 7: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Chuyên đề 8: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Chuyên đề 9: Dãy số tự nhiên, dãy số theo quy luật
Chuyên đề 10: Dạng toán tính ngược từ cuối
Chuyên đề 11: Dạng tăng, giảm, ít hơn, nhiều hơn
Chuyên đề 12: Phép chia - Số dư
Chuyên đề 13: Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng
Chuyên đề 14: Giải bài toán bằng cách vận dụng dấu hiệu chia hết
Chuyên đề 15: Tìm hai số khi biết tổng – tỉ, hiệu – tỉ của hai số
Chuyên đề 16: Tìm hai số khi biết hiệu hai số phương pháp khử
Chuyên đề 17: Dạng toán liên quan đến chữ số tận cùng
Chuyên đề 18: Các bài toán liên quan đến phân số
Chuyên đề 20: Dạng toán trồng cây
Chuyên đề 21: Dạng toán làm chung công việc
Chuyên đề 22: Dạng toán tính số ngày trong tháng