Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường
Đề bài: Tập làm một bài thơ lục bát chủ đề mái trường
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 1
Trường xưa lớp học còn đây
Bảng đen phấn trắng bên thầy thân yêu
Vòng tay bè bạn sớm chiều
Con đò tri thức cùng điều gửi trao
Bạn xưa giờ ở nơi nào
Nay tôi trở lại xuyến xao nhớ thầm
Thầy tôi tóc bạc hoa râm
Lời thầy giảng toán tiếng trầm bên tai
Tim tôi ghi khắc tháng ngày
Bao lời thầy giảng hôm nay nên người
Bông hoa đỏ thắm điểm mười
Nhớ ơn thầy đã một đời gian lao
Công thầy ơn tựa núi cao
Cho con mơ ước bay vào tương lai.
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 2
Ngoài trời có lá thu rơi
Có cơn gió mát thổi vào hồn tôi
Mang về ký ức xa xôi
Thuở còn cắp sách đến trường ê, a
Yêu sao cô giáo thướt tha
Đón em vào lớp - cô là cô tiên
Dạy em, cô giống mẹ hiền
Nắn từng nét chữ, bút nghiên cuộc đời
Dạy cho em biết nên người
Kính thầy yêu bạn, vâng lời mẹ cha
Giờ là cô bé cấp ba
Những lời cô dạy mãi còn trong tim
Biết bao hoài niệm về cô
Gửi vào ký ức lòng em nghẹn ngào
Thương cô biết đến nhường nào
Những chiều đến lớp, trải dài cơn mưa
Ôi!Trang giáo án ngày xưa
Hành trang kiến thức cho em vào đời
Ơn cô cao tựa biển trời
Sáng soi từng bước đường đời em đi.
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 4
Tôi về thăm mái trường xưa
Thời gian vọng lại đong đưa tiếng thầy
Hàng cây đường cũ còn đây
Thầy tôi tóc điểm hoa mây nửa đời
Nhớ sao lớp học chỗ ngồi
Chia đôi phấn trắng đâu rồi ngày xưa
À ơi câu hát chiều mưa
À ơi bài giảng sớm trưa say nồng
Cả đời đưa sáo sang sông
Thầy tôi chẳng quản nhọc công sớm chiều
Lời thầy chan chứa tin yêu
Lòng con nhớ mãi muôn điều thầy ơi!
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 5
Con về thăm lại trường xưa
Các em áo trắng ngây thơ nói cười
Từ đâu hàng lệ tuôn rơi
Con nghe vang vọng nụ cười ngày xưa
Con xa ngày ấy đến giờ
Con xa xa tiếng thầy cô giảng bài
Giờ về thăm lại trường ơi
Tóc thầy đã bạc điểm ngôi trên đầu
Xây bao nhiêu những nhịp cầu
Giờ đây cô cũng mái đầu pha sương
Cô thầy là những tấm gương
Hướng cho tuổi trẻ con đường mình đi.
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 6
Thả trôi cánh phượng ngày hè
Trên cành khản giọng con ve kêu buồn
Ngày xưa mơ ước chuồn chuồn
Tiếng cười khúc khích tâm hồn bổng bay
Thòm thèm những túi ô mai
Học trò đùa cợt tương lai mong chờ
Áo trắng tung một trời thơ
Bao nhiêu hoài niệm giấc mơ xếp hàng
Sân trường còn mãi nắng vàng
Thầy cô ngày ấy muôn vàn nhớ nhung
Tìm về ký ức bâng khuâng
Bạn bè nhắc nhớ những lần chia tay
Màu mực lưu bút dần phai
Vọng về bạn cũ trường đây kiếm tìm
Vỉa hè thánh thót tiếng chim
Khát khao cười nói nỗi niềm cố nhân.
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 7
Hơn năm thập kỷ xa rồi
Bạn bè thương mến bồi hồi hỏi thăm
Nhớ ngôi trường cũ lâu năm
Thời gian thay đổi về thăm chẳng còn
Cô thầy vĩnh biệt chúng con
Ra đi lần lượt biết còn có ai
Dáng hình vẫn nhớ tháng ngày
Công lao to lớn ơn dày ghi sâu
Tiếc thương thành kính nguyện cầu
Cuối đời yên nghỉ dài lâu suối vàng
Học trò mài miệt thời gian
Tuổi càng chồng chất mọi đàng xa xôi.
Khó mà gom lại một nơi
Tâm tình cho hết một thời tuổi xanh
Mỗi lần họp mặt hằng năm
Kẻ thường đến dự, người không lần nào
Cũng vì hoàn cảnh biết sao
Người còn người mất niềm đau bạn bè
Cho dù xa xứ vẫn nghe
Điệu hồn dân tộc tái tê tuổi già
Thôi thì bạn cũ gần xa
Âm thầm nỗi nhớ tình đầu khó phai.
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 8
Lại về với mái trường xưa
Nhớ mùa phượng nở như vừa đâu đây
Bâng khuâng kỷ niệm vơi đầy
Buồn vui, nhung nhớ tháng ngày không quên...
Bước chân như lạ như quen
Lung linh giọt nắng, ngọt mềm tiếng chim
Để tôi mải miết đi tìm
Dáng Thầy, bóng bạn trong tim một thời.
Nẻo về lòng những bồi hồi
Đâu phòng học cũ, chỗ ngồi này xưa ?
Sân trường ngày nắng đêm mưa
Những ngày gian khó, sớm trưa dãi dầu.
Mùa thi háo hức canh thâu
Bạn bè mải miết bên nhau luận bàn,
Râm ran bốn góc giường tầng
Giọng cười át tiếng bom rền, đất rung.
Ước mong xây dựng quê hương
Mở mang tri thức, tìm đường vươn xa
Cho xanh xanh mãi đồng ta
Mùa vui náo nức, tiếng ca rộn ràng...
Ngày về bao nỗi xốn xang
Tìm Thầy, ngóng bạn mà lòng ngẩn ngơ,
Tìm em xin lại dại khờ
Trả câu thề cũ bên hồ, chiều mưa...
Lại về với mái trường xưa,
Lại về với những giấc mơ thuở nào.
Tóc xanh, giờ đã trắng đầu
Ước mơ xưa vẫn thắm màu thời gian.
Tập làm một bài thơ lục bát về mái trường - Mẫu 9
Bao năm bước chân trên đường
Giờ đây lại đến thăm trường hôm nay
Trường xưa nay đã đổi thay
Nhà xây, điện sáng, tóc thầy điểm sương
Ngắm nhìn khuôn mặt thân thương
Thầm ơn thầy với mái trường thân yêu
Thầy cô vất vả sớm chiều
Chăm lo dạy dỗ, trò yêu nên người
Trưởng thành, tung cánh muôn nơi
Là niềm vui cả cuộc đời thầy cô
Tóc thầy điểm tự bao giờ
Vì yêu thế hệ , bạc phơ cuộc đời
Yêu ngành giáo dục thầy ơi
Núi cao hiểm chở chân trời xá chi
Biển khơi, đảo xa cũng đi
Chúng em học tập mãi ghi công thầy
Thầy cô chấp cánh em bay
Trường xưa mãi mãi ơn thầy em ghi.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Đặc điểm của thơ lục bát là gì?
Đặc điểm của thơ lục bát biến thể là gì?
Thế nào là từ đa nghĩa? Nêu ví dụ
Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa
Hoán dụ được chia làm mấy loại? Là những loại nào?
Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ
Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó
Ca dao là những sáng tác của ai?
Ca dao được chia làm mấy loại?
Ca dao chủ yếu được viết theo thể thơ nào?
Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng?
Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học
So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể
Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi
Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế?
Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người
Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh
Thế nào là từ đa nghĩa? Nêu ví dụ
Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa
Trong ba trường hợp sau, ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm
Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau
Nghĩa của từ trái trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không?
Xác định từ cổ đa nghĩa và từ cổ đồng âm với từ đa nghĩa đó trong ba câu sau
Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non
Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?
Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao
“Chuyện cổ nước mình” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Tác giả của văn bản “Chuyện cổ nước mình” là ai?
Nội dung, nghệ thuật của văn bản Chuyện cổ nước mình
Bố cục của văn bản “Chuyện cổ nước mình” là gì?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Qua lời thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào?
Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp tình người
Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào
Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì
Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm
Viết đoạn văn khoảng 5 7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ
“Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
“Cây tre Việt Nam” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Tác giả của văn bản “Cây tre Việt Nam” là ai
Xác định bố cục của văn bản Cây tre Việt Nam
Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam
Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết nào?
Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre?
Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hoá
Vì sao tác giả có thể khẳng định: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng
Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả
Em đang sống ở thời điểm “ngày mai” mà tác giả nhắc đến trong văn bản
Hoán dụ được chia làm mấy loại? Là những loại nào?
Các từ ngữ in đậm trong những câu sau có nghĩa hoán dụ
Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng
Những dòng thơ: Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì gợi cho em liên tưởng
Tre già măng mọc là một thành ngữ quen thuộc. Dựa vào bài Cây tre Việt Nam
Nêu quy tắc luật thanh khi làm thơ lục bát
Trình bày cách gieo vần khi làm thơ lục bát
Trình bày cách ngắt nhịp khi làm thơ lục bát
Để làm được 1 bài thơ lục bát cần thực hiện những bước nào
Tập làm một số bài thơ lục bát về đề tài thiên nhiên
Tập làm một số bài thơ lục bát về đề tài gia đình
Tập làm một số bài thơ lục bát về đề tài mái trường
Muốn viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát, cần thực hiện theo mấy bước
Mục đích của em khi viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát là nhằm
Lập dàn ý viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình
Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì
Tình cảm của con người với quê hương đất nước là những tình cảm gì?
Khi trình bày bài nói trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương
Khi chúng ta trình bày suy nghĩ của bản thân về tình cảm của con người với quê hương
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản đã học
“Hành trình của bầy ong” thuộc thể loại nào?
“Hành trình của bầy ong” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Tác giả của văn bản “Hành trình của bầy ong” là ai?
Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản hành trình của bầy ong
Hãy liệt kê những đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài thơ
Trình bày những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp quê hương đất nước được tác giả thể hiện
Ý nghĩa được gợi lên từ bài thơ “Hành trình của bầy ong” là gì...