Ẩn dụ là gì? Phân loại ẩn dụ; Chức năng của ẩn dụ

551

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 2: Gõ cửa trái tim Kết nối tri thức có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Ẩn dụ là gì? Phân loại ẩn dụ; Chức năng của ẩn dụ

1. Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắc đến qua việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau.

Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong rất nhiều câu ca dao – tục ngữ hay trong thơ văn,…

2. Ví dụ về Ẩn dụ

Ví dụ 1:

Gặp đây mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

Phép ẩn dụ trong câu ca dao trên là đôi nam nữ tỏ tình nhau nhưng lại không nói tên thật mà mượn hai cái tên là “mận, đào” để hỏi về “vườn hồng” có nghĩa là hỏi cô gái đã có người yêu chưa.

Ví dụ 2: Thuyền về có nhớ bến chăng – Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Phép ẩn dụ sử dụng hai từ “thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

Ví dụ 3: Nước non lận đận một mình – Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Phép ẩn dụ để ví thân cò như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

Ví dụ 4: Tiếc thay một đóa trà mi. Con ong đã tỏ đường đi lối về. Sử dụng đóa hoa trà mi để so sánh với thân phận nàng Kiều.

3. Cấu tạo của ẩn dụ

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép ẩn dụ:

Ẩn dụ lớp 6 (Lý thuyết, Bài tập)

4. Phân loại Ẩn dụ

Ẩn dụ được phân thành 4 loại, hay còn gọi là 4 hình thức. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng.

STT Kiểu ẩn dụ Nội dung Ví dụ
1 Ẩn dụ hình thức nhằm mục đích là “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết

Về thăm nhà Bác làng sen – Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. 

Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa” (hoa râm bụt đang nở).

2 Ẩn dụ phẩm chất thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này có nét tương đồng với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng… Thay vì nói chính xác tuổi của người mẹ đã già, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách dùng từ mái tóc bạc, lưng đã còng.
3 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này nhưng khi miêu tả lại mang tính chất, đặc điểm của sự vật lại bằng cách sử dụng từ ngữ cho giác quan khác. Trời hôm nay nắng giòn tan. Đây là câu nói sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mục đích là miêu tả cảm giác nắng rất lớn có thể làm khô mọi vật. Tức sử dụng giác quan mắt (thị giác) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả lại sử dụng từ “giòn tan” – tức vị giác.
4 Ẩn dụ cách thức là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề. Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Kẻ trồng cây: Đây là chỉ những con người lao động, đồng thời có ý nghĩa muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến những người lao động đã tạo ra thành quả để chúng ta sử dụng

5. Chức năng của ẩn dụ

- Giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ.

- Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

6. So sánh Ẩn dụ với Hoán dụ

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Điểm giống

– Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

Điểm khác

- Dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác

- Dựa vào quan hệ tương cận và cụ thể như: cái bộ phận và cái toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và cái trừu tượng.

Ví dụ minh họa

- Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Thuyền về có nhớ bến chăng?

=> Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.

+ thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)

+ bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)

=> Giống phép so sánh ngầm.

- Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.

Ví dụ:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

=> Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc

7. Bài tập về Ẩn dụ

Bài 1. Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

– Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

Bài 2. Ẩn dụ là gì?

A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm

B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương cận

D. Không xác định được

Đáp án A

Bài 3. Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

A. Ẩn dụ hình thức, cách thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án D

Bài 4. Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

A. Bóng bác cao lồng lộng

B. Người cha mái tóc bạc

C. Đốt lửa cho anh nằm

D. Chú cứ việc ngủ ngon

Đáp án B

→ Ẩn dụ hình ảnh Bác như người cha vĩ đại, thân thiết, giàu tình yêu thương

Bài 5. Hình ảnh mặt trời nào được dùng theo lối nói ẩn dụ

A. Mặt trời mọc ở đằng đông

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó nói, trao lời khó trao

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Đáp án C

→ Ẩn dụ hình ảnh Bác như mặt trời, mang lại hạnh phúc, là nguồn sáng, soi đường dẫn lối cho vạn vật.

Bài 6. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án D

→ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (thính giác -> thị giác), tiếng chim ẩn dụ cho nhân cách con người

Bài 7. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây

Câu 1: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Trả lời: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ là: “mặt trời, rất đỏ“. “Mặt trời” ý nói là hình ảnh của Bác Hồ tỏa sáng như một mặt trời, “rất đỏ” ý nói về công lao của Bác rất lớn đối với đất nước.

Câu 2: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “mực, đèn“. “Mực” ý nói về môi trường xấu không tốt, “đèn” ý nói môi trường sống tốt lành. Mang ý nghĩa khuyên chúng ta nên tránh môi trường sống không tốt và chọn môi trường sống tốt.

Câu 3:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “thuyền, bến“. “Thuyền” ý nói là người con trai, “bến” ý nói là người con gái. Câu thơ mang ý nghĩa người con gái mong nhớ người con trai và luôn đợi chờ.

Câu 4:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “ánh nắng” ý nói là những giọt mồ hôi của người ta.

Câu 5: Dàn sao Hàn khoe sắc trên thảm đỏ liên hoan phim.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “dàn sao” ý nói những người nổi tiếng.

Đánh giá

0

0 đánh giá