Bài 6 trang 115 Toán 11 Tập 2 Cánh diều | Giải bài tập Toán lớp 11

233

Với giải Bài 6 trang 115 Toán 11 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối

Bài 6 trang 115 Toán 11 Tập 2: Một loại đèn đá muối có dạng khối chóp tứ giác đều (Hình 97). Tính theo a thể tích của đèn đá muối đó, giả sử các cạnh đáy và các cạnh bên đều bằng a.

Bài 6 trang 115 Toán 11 Tập 2 | Cánh diều Giải Toán 11

Lời giải:

Bài 6 trang 115 Toán 11 Tập 2 | Cánh diều Giải Toán 11

Mô hình hóa đèn đá muối bằng hình chóp tứ giác đều S.ABCD cạnh a.

Vì S.ABCD là hình chóp tứ giác đều nên đáy ABCD là hình vuông nên gọi O là giao điểm của AC và BD. Khi đó O là trung điểm của AC, BD và AC = BD.

Suy ra OA = OB = OC = OD.

Như vậy, O là tâm đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD.

Do đó, O là chân đường cao của hình chóp S.ABCD hay SO ⊥ (ABCD).

Mà AC ⊂ (ABCD) nên SO ⊥ AC.

Do ABCD là hình vuông nên ABC^=90°, do đó tam giác ABC vuông tại B.

Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác ABC vuông tại B có:

AC2 = AB2 + BC2 = a2 + a2 = 2a2.

Suy ra AC=a2. Do đó AO=AC2=a22.

Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác SAO vuông tại O (do SO ⊥ AC) có:

SA2 = AO2 + SO2

Suy ra SO=SA2AO2=a2a222=a22.

Diện tích hình vuông ABCD cạnh a là: SABCD = a2 (đvdt).

Thể tích của khối chóp tứ giác đều S.ABCD có chiều cao SO=a22 và diện tích đáy SABCD = a2 là:

VS.ABCD=13SABCD.SO=13.a2.a22=a326 (đvtt).

Vậy thể tích của đèn đá muối cần tìm là a326.

Đánh giá

0

0 đánh giá