Giải SBT Hóa học 11 trang 20 Kết nối tri thức

110

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 20 chi tiết trong Bài 5: Ammonia. Muối ammonium sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 5: Ammonia. Muối ammonium

Bài 5.13 trang 20 Sách bài tập Hóa học 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ammonia là base Brønsted khi tác dụng với nước.

B. Ammonia được sử dụng là chất làm lạnh.

C. Muối ammonium là tinh thể ion, dễ tan trong nước.

D. Các muối ammonium đều rất bền với nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các muối ammonia đều kém bền với nhiệt. Ví dụ:

NH42CO3to2NH3+CO2+H2O

Bài 5.14 trang 20 Sách bài tập Hóa học 11: Tiến hành thí nghiệm trộn từng dung dịch sau: (a) NH3 và AlCl3; (b) (NH4)2SO4 và Ba(OH)2;  (c) NH4Cl và AgNO3;  (d) NH3 và HCl. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các thí nghiệm thu được kết tủa là:

(a) NH3 và AlCl3: 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

(b) (NH4)2SO4 và Ba(OH)2: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O

(c) NH4Cl và AgNO3:     NH4Cl + AgNO3 → AgCl↓ + NH4NO3

Bài 5.15 trang 20 Sách bài tập Hóa học 11: Xét cân bằng hoá học:

NH3+H2ONH4++OH.

Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi cho thêm vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. NH4Cl

B. NaOH.

C. HCl.

D. NaCl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khi thêm HCl (tăng nồng độ acid), cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ acid tức là tăng nồng độ base. Do vậy, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Bài 5.16 trang 20 Sách bài tập Hóa học 11: Xét cân bằng hoá học:

NH3+H2ONH4++OH

Hằng số cân bằng (Kc) của phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức nào sau đây?

Xét cân bằng hoá học trang 20 Sách bài tập Hóa học 11

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hằng số cân bằng (Kc) của phản ứng được biểu diễn bằng biểu thức

Xét cân bằng hoá học trang 20 Sách bài tập Hóa học 11

Bài 5.17 trang 20 Sách bài tập Hóa học 11: Xét cân bằng hoá học:

N2k+3H2k2NH3k ΔH<0.

Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở nhiệt độ 400oC và 500oC lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ giữa x và y là

A. x < y.

B. x = y.

C. x > y.

D. 5x = 4y.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt. Như vậy, khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tức là chiều giảm nhiệt độ) Do đó, khi ở 400oC và 500oC ta có mối quan hệ giữa hiệu suất phản ứng là x > y.

Bài 5.18 trang 20 Sách bài tập Hóa học 11: Xét cân bằng hoá học:

N2g+3H2g2NH3g ΔH<0.

Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở áp suất 200 bar và 300 bar lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ giữa x và y là

A. 5x = 4y.

B. x = y.

C. x > y.

D. x < y.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất tức là giảm số mol khí. Như vậy, mối quan hệ giữa hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở 200 bar và 300 bar là x < y.

Đánh giá

0

0 đánh giá