Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 8 Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi
a) Liệt kê các kết quả của hành động trên.
b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố E: “Chọn được học sinh nam thuận tay phải”.
c) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố F: “Chọn được học sinh nữ thuận tay trái”.
d) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố G: “Chọn được học sinh thuận tay trái”.
Lời giải:
Kí hiệu 3 học sinh nam thuận tay trái là A1, A2, A3.
Kí hiệu 13 học sinh nam còn lại thuận tay phải là B1, B2, …, B13.
Kí hiệu 2 học sinh nữ thuận tay trái là C1, C2.
Kí hiệu 20 học sinh nữ còn lại thuận tay phải là D1, D2, …, D20.
a) Kết quả của hành động trên thuộc tập hợp:
{A1; A2; A3; B1; B2; …; B13; C1; C2; D1; D2; …; D20}.
b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố E: “Chọn được học sinh nam thuận tay phải” là tập hợp: {B1; B2; …; B13}.
c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố F: “Chọn được học sinh nữ thuận tay trái” là tập hợp: {C1; C2}.
d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố G: “Chọn được học sinh thuận tay trái” là tập hợp: {C1; C2; A1; A2; A3}.
a) Liệt kê các kết quả có thể của hành động trên.
b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho các biến cố sau:
E: “Rút được tấm thẻ ghi số lẻ”;
F: “Rút được tấm thẻ ghi số chia hết cho 5”;
G: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố”.
Lời giải:
a) Kết quả có thể của hành động trên thuộc tập hợp: {1; 2; …; 20}.
b)
Các kết quả thuận lợi lần lượt cho các biến cố E, F, G là:
E = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19};
F = {5; 10; 15; 20};
G = {2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19}.
a) Liệt kê các kết quả có thể của hành động trên.
b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho các biến cố sau:
M: “Tổng hai số ghi trên hai viên bi là một số chẵn”;
N: “Tích hai số ghi trên hai viên bi là một số lẻ”.
Lời giải:
a)
Kết quả có thể của hành động trên thuộc tập hợp:
{(1; 2); (1; 3); (1; 4); (1; 5); (2; 3); (2; 4); (2; 5); (3; 4); (3; 5); (4; 5)}.
b)
Các kết quả thuận lợi cho biến cố M và N là:
M = {(1; 3); (1; 5); (2; 4); (3; 5)};
N = {(1; 3); (1; 5); (3; 5)}.
Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Kết quả có thể và kết quả thuận lợi
Bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số
Bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng
Lý thuyết Kết quả có thể và kết quả thuận lợi
1. Kết quả có thể của hành động, thực nghiệm
Kết quả có thể là tất cả các kết quả có thể xảy ra của hành động, thực nghiệm trong các trường hợp có thể xác định được.
2. Kết quả thuận lợi cho một biến cố
Xét một biến cố E, mà E có xảy ra hay không xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm T.
Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.
Ví dụ: Gieo một con xúc xắc.
a) Các kết quả có thể của hành động trên là 1, 2, 3, 4, 5, 6 chấm. Có 6 kết quả có thể.
b) Biến cố E: “Gieo được số chấm lẻ” xảy ra khi gieo được các số lẻ. Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố E là 1, 3, 5.
Biến cố F: “Gieo được số chấm nhỏ hơn 5” xảy ra khi gieo được các số nhỏ hơn 5. Do đó các kết quả thuận lợi cho biến cố F là 1, 2, 3, 4.