Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 37 (Chân trời sáng tạo): Sinh sản ở sinh vật

7.4 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 37 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Mở đầu trang 166 KHTN lớp 7: Trong thế giới sống, sự tồn tại của một loài phụ thuộc vào khả năng sinh ra các thành viên mới thông qua quá trình sinh sản. Các sinh vật sinh sản bằng những hình thức nào?

Trả lời:

Các hình thức sinh sản của sinh vật:

- Sinh sản vô tính

- Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản hữu tính

1. Khái niệm sinh sản

Câu hỏi thảo luận 1 trang 166 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tây? Lấy ví dụ về sinh sản một số sinh vật khác.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Sư tử:

+ Cần 1 cá thể đực và 1 cá thể cái

+ Con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ

- Cây dâu tây:

+ Cần một cá thể cây mẹ

+ Cây con sinh ra giống với cây mẹ

Ví dụ về sinh sản một số sinh vật khác:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Câu hỏi thảo luận 2 trang 166 KHTN lớp 7: Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây.

Trả lời:

Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây.

- Sư tử: Sinh sản hữu tính

- Dâu tây: Sinh sản vô tính (sinh sản sinh dưỡng)

Luyện tập trang 167 KHTN lớp 7: Hình ảnh nào trong hai hình sau thể hiện sinh sản ở sinh vật? Giải thích.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Sinh sản ở sinh vật là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Trả lời:

- Tái sinh đuôi ở thằn lằn không tạo ra cá thể mới → Không phải quá trình sinh sản ở sinh vật.

- Vịt mẹ và đàn vịt con thể hiện vịt mẹ sinh ra những cá thể vịt mới → Sinh sản ở sinh vật

2. Sinh sản vô tính ở sinh vật

Câu hỏi thảo luận 3 trang 167 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.3 và trả lời câu hỏi 3,4: 

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Nhận xét về sinh trùng biến hình cách hoàn thành sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 37.3

Trả lời:

Nhận xét về sinh trùng biến hình cách hoàn thành sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 7)

Câu hỏi thảo luận 4 trang 167 KHTN lớp 7: Ở trùng biến hình, sinh sản có sự kết giữa giao tử đực và tử cái không? Vì sao?

Trả lời:

Ở trùng biến hình, quá trình sinh sản không cần sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Vì quá trình sinh sản ở trùng biến hình là sinh sản vô tính.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 167 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.4, hãy cho biết sinh sản cây dây nhện có điểm khác với sản ở trùng biến hình. 

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 8)

Trả lời:

Sinh sản ở cây dây điện cây con mọc ra từ một bộ phận của cây mẹ, có thể mich tiếp tục trên cây mẹ, có thể lấy chất dinh dưỡng từ cây mẹ trong giai đoạn non → Sinh sản sinh dưỡng.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 167 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.4 37.5, hãy cho biết cây được hình thành từ bộ phận nào bằng cách thành bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 9)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 10)

Luyện tập trang 168 KHTN lớp 7: Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình bên cạnh thì mầm trên củ khoai tây có phát triển thành cây con được không? Vì sao?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 11)

Trả lời:

Củ khoai tây có thể phát triển thành cây con, mầm cây con có thể tiếp tục lấy chất dinh dưỡng từ các phần củ bị cắt lát.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 168 KHTN lớp 7: Em hãy nhận xét về đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 12)

Trả lời:

Cây con trong hình mọc lên từ các bộ phận cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ, các cây côn sinh ra giống nhau và giống với cây mẹ.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 168 KHTN lớp 7: Sinh sản sinh dưỡng là gì?

Trả lời:

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

Câu hỏi thảo luận 9 trang 168 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.6, hãy mô tả sinh sản vô tính ở thuỷ tức và giun dẹp. Gọi tên hình thức sinh sản vô tính phù hợp với mỗi loài.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 13)

Trả lời:

- Thủy tức: mọc chồi

- Giun dẹp: phân mảnh

Câu hỏi thảo luận 10 trang 168 KHTN lớp 7: Dự đoán đặc điểm cơ thể con so với nhau và so với cơ thể ban đầu.

Trả lời:

Dự đoán: các cá thể con sinh ra giống nhau và giống cá thể mẹ.

Luyện tập trang 168 KHTN lớp 7:

• Lấy một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật

• Vẽ sơ đồ một hình thức sinh sản vô tính và mô tả bằng lời.

Trả lời:

• Ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật

- Cây chuối:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 14)

- Cây rau má:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 15)

- Cây mẫu tử:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 16)

- Trùng đế giày: 

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 17)

- San hô: 

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 18)

• Sơ đồ sinh sản vô tính ở thủy tức:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 19)

- Sinh sản Mọc chồi: Khi đủ thức ăn, thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con mọc ngay trên thân cá thể mẹ, khi sinh ra đã tự kiếm ăn, đến khi đạt được kích thước nhất định, thủy tức con sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập.

Câu hỏi thảo luận 11 trang 168 KHTN lớp 7: Quan sát từ Hình 37.7 đến 37.10, đọc đoạn thông tin và nêu một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 20)

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 21)

Phương pháp giải:

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ, mang đặc điểm giống mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

Trả lời:

Ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn: Giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy tế bào.

Câu hỏi thảo luận 12 trang 168 KHTN lớp 7: Nêu cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng.

Trả lời:

Ở thực vật có hình thức sinh sản sinh dưỡng, cây con có thể hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng.

Vận dụng trang 170 KHTN lớp 7: Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 22)

Luyện tập trang 170 KHTN lớp 7: Trong thực tiễn con người ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành đối với những cây trồng nào?

Trả lời:

Trong thực tiễn con người ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành đối với những cây trồng:

- Giâm cành:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 23)

- Chiết cành: các cây thân gỗ.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 24)

- Ghép cành: Các cây thân gỗ.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 25)

3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Câu hỏi thảo luận 13 trang 170 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.11, hãy nhận xét sự hình thành Cơ thể mới. Vẽ lại sơ đồ sinh sản hữu tính ở người.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 26)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 27)

Câu hỏi thảo luận 14 trang 170 KHTN lớp 7: Vẽ và hoàn thành sơ đồ sau để phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 28)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 29)

Câu hỏi thảo luận 15 trang 170 KHTN lớp 7: Hãy dự đoán đặc điểm cá thể con được sinh ra hình thành từ sinh sản hữu tính.

Trả lời:

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được sinh ra từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

→ Nên cá thể con sinh ra sẽ mang cả đặc điểm của bố và mẹ.

Câu hỏi thảo luận 16 trang 170 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.12, nêu các bộ phận của hoa.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 30)

Trả lời:

Các bộ phận của hoa bao gồm: Đài hoa, tràng hoa, nhị hoa (Bao phấn, chỉ nhị), nhụy hoa (Bầu nhụy, vòi nhụy, đầu nhụy).

Câu hỏi thảo luận 17 trang 170 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.13 và 37.14, phân biệt hoa lưỡng tính với hóa đơn tính bằng cách hoàn thành bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 31)

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 37.13 và 37.14

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 32)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 33)

Câu hỏi thảo luận 18 trang 171 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.15 và đọc thông tin, hãy mô tả sự thụ phấn và sự thụ tinh bằng cách xác định thứ tự đúng của các sự kiện sau.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 34)

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 37.15 và đọc thông tin:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 35)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 37)

Câu hỏi thảo luận 19 trang 171 KHTN lớp 7: Hãy phân biệt thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì?

Trả lời:

+ Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh:

- Hiện tượng thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- Hiện tượng thụ tinh : tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tại noãn để tạo thành hợp tử.

+ Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: thụ tinh chỉ xảy ra sau khi thụ phấn. Để có thể xảy ra quá trình thụ tinh thì hạt phấn phải được tiếp xúc với đầu nhụy và nảy mầm, giải phóng tinh trùng để kết hợp với noãn trong quá trình thụ. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

Câu hỏi thảo luận 20 trang 171 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.16 và đọc thông tin, hãy cho biết quả được hình thành và lớn lên như thế nào?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 38)

Trả lời:

- Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhuỵ biến đổi thành quả chứa hạt.

- Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào

Câu hỏi thảo luận 21 trang 171 KHTN lớp 7: Quả có vai trò gì đối với đời sống của cây và đời sống con người?

Trả lời:

- Với thực vật: quả giúp bảo vệ hạt, duy trì nòi giống cho cây.

- Với đời sống con người: nhiều loại quả là nguồn thực phẩm (chuối, táo, nho,...), dược phẩm (trâu cổ, la hán, bạch quả,...), gia vị (thảo quả, hồ tiêu, hoa hồi,..), một số cây đóng vai trò làm nguồn nguyên liệu chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ (dừa, đào tiên),...

Luyện tập trang 171 KHTN lớp 7: Vẽ và hoàn thành sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật.

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 39)

Câu hỏi thảo luận 22 trang 172 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 37.17 và 37.18, vẽ sơ đồ chung về sinh sản hữu tính ở động vật

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 40)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 41)

Câu hỏi thảo luận 23 trang 172 KHTN lớp 7: Nêu một số hình thức sinh sản hữu tính động vật. Vẽ sơ đồ phân biệt các hình thức sinh sản đó

Phương pháp giải:

Động vật sinh sản hữu tính có thể đẻ trứng hoặc đẻ con. Đối với động vật đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước (cá, một số loài lưỡng cư, ...) hoặc trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài (chim, bò sát, ...).

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 42)

Câu hỏi thảo luận 24 trang 172 KHTN lớp 7: Dự đoán đặc điểm con sinh ra. Theo em, đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Trả lời:

- Con sinh ra mang đặc điểm của cả bố và mẹ, ngoài những đặc điểm chung theo loài, con non sẽ mang những đặc điểm khác biệt với nhau và khác với bố mẹ.

- Đặc điểm này giúp sinh vật ngày càng đa dạng hơn, thích nghi tốt hơn với môi trường sống.

Luyện tập trang 173 KHTN lớp 7:

• Hãy kể tên vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng

• Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

Trả lời:

• Vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 43)

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 44)

• Vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

+ Với sinh vật:

- Sinh sản hữu tính giúp đảm bảo cho số lượng loài được sinh sản liên tục.

- Sinh sản hữu tính cũng giúp duy trì giống tốt cho loài.

+ Trong thực tiễn

- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau khi môi trường sống luôn biến đổi.

- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.

Câu hỏi thảo luận 25 trang 173 KHTN lớp 7: Theo em, sinh sản hữu tính có những ưu điểm nào? Con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Sinh sản hữu tính giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau trước mọi biến đổi của môi trường

- Tạo ra sự đa dạng trong di truyền cũng như cung cấp nguồn vật liệu dồi dào, phong phú cho quá trình chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

Con người ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn giúp:

- Chủ động tạo ra con giống vật nuôi, cây trồng theo nhu cầu; tạo ra con lại có sức sống tốt, năng suất cao.

- Chủ động thụ phấn giúp cây trồng.

Bài tập (trang 174)

Bài 1 trang 174 KHTN lớp 7: Quan sát hình bên:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 45)

a) Nếu hình thức sinh sản ở nấm men.

b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men.

c) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành.

Trả lời:

a) Hình thức sinh sản ở nấm men: Sinh sản vô tính.

b) Khi đạt được điều kiện thích hợp, nấm men thường tạo bào tử chồi ở một vị trí. Tế bào nấm men con tách khỏi tế bào mẹ khi tế bào con có kích thước còn nhỏ hơn tế bào mẹ

c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành:

- Mang đặc điểm giống hệt với tế bào mẹ, nhưng với kích thước nhỏ hơn tế bào nấm men mẹ.

Bài 2 trang 174 KHTN lớp 7: Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả.

B. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ tinh – Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả.

C. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Kết hạt, tạo quả – Thụ tinh.

D. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Kết hạt, tạo quả – Thụ phấn – Thụ tinh.

Phương pháp giải:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 46)

Trả lời:

A.  Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả.

Bài 3 trang 174 KHTN lớp 7: Hoàn thành các đoạn thông tin sau bằng cách sử dụng các từ gợi ý: thụ tinh, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, sinh sản sinh dưỡng, sự thụ phấn.

a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là ...(1)...

b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là ... (2)...

c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhuỵ của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là ...(3)...

d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là ...(4)...

Trả lời:

a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là (1) sinh sản sinh dưỡng

b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là (2) hoa đơn tính

c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhuỵ của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là (3) hoa lưỡng tính

d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là (4) thụ tinh

Bài 4 trang 174 KHTN lớp 7: Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 47)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 48)

Bài 5 trang 174 KHTN lớp 7: Hãy nêu những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ.

Trả lời:

- Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào thực vật.

Ví dụ:

- Giâm cành: Cây mía, cây sắn (khoai mì), thuốc bỏng, hoa hồng, cây chè,...

- Chiết cành: Cam, bưởi, hoa đào, hoa hồng, xoài,...

- Ghép cành: Hoa giấy, hoa hồng,...

- Nuôi cấy mô: Cây thuốc lá, cây khoai môn, cây cà phê, cây tùng bách,...

Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

1. Khái niệm sinh sản

- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Sinh sản ở sư tử và sinh sản ở cây dâu tây

- Ví dụ:

Sư tử bố mẹ giao phối sinh ra các con sư tử con.

Cây dâu tây con được sinh ra từ thân bò của cây dâu tây mẹ.

Phân loại: Trong tự nhiên,có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

2. Sinh sản vô tính ở sinh vật

2.1. Khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật

Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnkhông có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính ở cây thuốc bỏng

Đại diện: Hình thức sinh sản vô tính thường có ở đa số sinh vật thuộc giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh; một số động vật như sứa, san hô, giun.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính ở trùng biến hình

- Đặc điểm:

+ Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản.

+ Tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn.

+ Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ → Tạo ra thế hệ con thích nghi với điều kiện môi trường ổn định.

2.2. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Khái niệm: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

Ví dụ:

+ Cây thuốc bỏng sinh sản bằng lá.

+ Cây khoai lang sinh sản bằng rễ củ.

+ Cây gừng sinh sản bằng thân rễ.

+ Cây nghệ sinh sản bằng thân củ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 4)

Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

2.3. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính như:

- Nảy chồi: Trên cơ thể mẹ, mọc ra một chồi. Chồi phát triển hình thành cơ thể mới. Cơ thể mới có thể tách rời khỏi cơ thể mẹ và sống tự do hoặc gắn với cơ thể mẹ.

+ Ví dụ: thủy tức, san hô,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 5)

Sinh sản vô tính bằng nảy chồi ở thủy tức

- Phân mảnh: Cơ thể ban đầu phân thành những mảnh nhỏ. Mỗi mảnh bắt đầu quá trình sinh sản tạo ra các tế bào mới hoàn chỉnh một cơ thể. Kết quả, mỗi mảnh tạo nên một cơ thể mới.

+ Ví dụ: sao biển, giun dẹp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính bằng phân mảnh ở sao biển

- Trinh sản: Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới.

+ Ví dụ: ong, kiến,... và một số loài cá, lưỡng cư, bò sát.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính bằng trinh sản ở ong

2.4. Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn

- Mục đích ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn: Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn và duy trì được những đặc điểm tốt của cơ thể mẹ.

- Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn:

a) Giâm cành

- Phương pháp: Cắt một đoạn cành (có chồi mầm) → Cắm đoạn cành (nghiêng một góc 30o) vào đất ẩm để̉dễ chăm sóc → Sau khi cành được giâm ra rễ, chuyển cành sang đất trồng đại trà.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước giâm cành

- Ứng dụng: Nhân nhanh giống cây trồng có khả năng ra rễ nhanh như mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,…

b) Chiết cành

- Phương pháp: Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết để trồng → Làm bầu và bọc vào đoạn cành cần chiết → Chăm sóc đoạn cành cần chiết, sau khi ra rễ, cắt chuyển sang đất trồng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước chiết cành

- Ứng dụng: Nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nhanh cho thu hoạch. Thường áp dụng đối với các cây ăn quả lâu năm, có khả năng ra rễ chậm hơn như chanh, cam, bưởi,…

c) Ghép cành

- Phương pháp: Cắt ngang vị trí đoạn gốc cây được sử dụng để ghép cành, xẻ đôi thân cây theo chiều dọc → Lựa chọn đoạn cành muốn ghép (bao gồm chồi) và cắt vát hai bên ở vị trí đoạn cành cần ghép vào thân cây → Ghép đoạn cành vào thân cây và cố định bằng đai, chăm sóc cây cho đến khi cành và thân sau khi ghép kết nối liền nhau.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước ghép cành

- Ứng dụng: Tạo ra cây trồng mang đặc điểm của hai hay nhiều loài khác nhau. Ghép cành thường được áp dụng đối với một số cây ăn quả, cây cảnh.

d) Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật

- Phương pháp: Lựa chọn loại hoa cần nhân giống → Tách tế bào/ mô ở cây gốc và cho vào bình nuôi cấy (xử lí kĩ thuật làm sạch tế bào/ mô) → Nuôi cấy trong bình (có đủ chất dinh dưỡng) cho đến khi mô phát triển thành rễ, thân, lá → Chuyển cây mầm ra bầu hoặc vườn ươm và chăm sóc.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật

- Ứng dụng: Sử dụng phương pháp này có thể nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây sạch bệnh, phục chế giống quý đang bị thoái hóa,… Phương pháp này thường được áp dụng đối với các cây như phong lan, sâm ngọc linh, hoa lan,…

3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

3.1. Khái niệm sinh sản hữu tính

- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Đại diện: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến ở các loài động vật và thực vật, một số loài nấm và một số nguyên sinh vật.

- Đặc điểm:

+ Hai loại giao tử trong sinh sản hữu tính có thể được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

3.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật

a) Cơ quan sinh sản của thực vật

- Ở thực vật Hạt kín, hoa là cơ quan sinh sản. Trong đó, nhị là cơ quan sinh sản đực (chứa giao tử đực – hạt phấn), nhụy là cơ quan sinh sản cái (chứa giao tử cái – noãn).

- Phân loại: Có hai loại hoa là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Hoa đơn tính

Hoa lưỡng tính

+ Chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa.

+ Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Hoa đơn tính

+ Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

+ Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ cấu tạo hoa lưỡng tính

b) Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra với các sự kiện liên tiếp xảy ra: sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ sinh sản hữu tính ở thực vật

- Thụ phấn: là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.

Thụ phấn chéo

Tự thụ phấn

- Hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhuỵ của hoa cây khác.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

- Hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhuỵ của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhuỵ của bông hoa khác trên cùng một cây.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

- Thụ tinh: Hạt phấn bám lên đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhụy theo vòi nhụy đến bầu nhụy và noãn. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

- Hình thành quả và hạt: Hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, hương vị đặc trưng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sự hình thành và lớn lên của quả

3.3. Sinh sản hữu tính ở động vật

- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản hữu tính ở gà và mèo

- Động vật sinh sản hữu tính có thể đẻ trứng hoặc đẻ con.

+ Ở động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước hoặc trứng được thụ tinh ngay trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài.

+ Ở động vật đẻ con (thú), trứng thụ tinh ngay trong cơ quan sinh sản của cá thể cái tạo hợp tử, phôi. Phôi phát triển thành con non trong cơ thể mẹ.

3.4. Một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Mục đích của ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn: Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và đáp ứng nhu cầu của con người.

- Ví dụ:

+ Lai tạo lợn có tỉ lệ thịt nạc cao và nhanh lớn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chăn nuôi

+ Thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm đảm bảo sự tạo quả cho các loài cây bí ngô, dưa chuột, mướp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 21)

Ứng dụng sinh sản hữu tính để thụ phấn cho hoa

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Đánh giá

0

0 đánh giá