Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật
A. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới; thông qua sinh sản, số lượng cá thể của loài tăng lên → Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Bài 37.2 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ, mang đặc điểm giống mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. Hình thức sinh sản này thường có ở đa số sinh vật thuộc giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh, một số động vật như sứa, san hô, giun,…
A. Lá.
B. Rễ.
C. Thân củ.
D. Hạt giống.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Có thể nhân giống cây khoai tây bằng thân củ: Để củ khoai tây nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, củ khoai tây sẽ nảy mầm hình thành nên cây mới.
A. Rễ cây con.
B. Chồi mầm.
C. Chồi hoa.
D. Bao phấn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là chồi mầm, từ chồi mầm có thể phát sinh ra cây mới.
A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây.
D. chỉ từ lá của cây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ một phần cơ quan sinh sưỡng của cơ thể mẹ như rễ, thân, lá.
A. Con người.
B. Amip.
C. Thuỷ tức.
D. Vi khuẩn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Thủy tức có hình thức sinh sản vô tính bằng nảy chồi, trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới.
A. mọc chồi.
B. tái sinh.
C. phân đôi.
D. nhân giống.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hình thức sinh sản vô tính của trùng giày là phân đôi. Trong đó, cơ thể trùng giày mẹ tự phân chia theo chiều dọc tạo ra hai cơ thể con.
Bài 37.8 trang 90 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sự thụ phấn là quá trình
A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhụy.
B. chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhụy.
C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy.
D. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sự thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy. Khi hạt phấn bám lên đầu nhụy, hạt phấn nảy mầm tạo ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhụy theo vòi nhụy đến bầu nhụy và noãn.
A. sự thụ tinh.
B. sự thụ phấn.
C. tái sản xuất.
D. hình thành hạt.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là sự thụ tinh. Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra ở noãn còn quá trình thụ tinh ở động vật có thể diễn ra ở ngoài môi trường (đối với động vật thụ tinh ngoài) hoặc ở trong cơ quan sinh sản của con cái (đối với động vật thụ tinh trong).
A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. để tránh sâu, bệnh gây hại.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những cây ăn quả lâu năm như bưởi, hồng xiêm, cam, chanh,… giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Bài 37.11 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
A. Đài hoa.
B. Tràng hoa.
C. Nụ hoa.
D. Bầu nhụy.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào.
Bài 37.12 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoa lưỡng tính là
A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa.
B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
C. hoa có nhị và nhụy hoa.
D. hoa có đài và tràng hoa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa, ví dụ: hoa li, hoa hồng, hoa đào,...
Lời giải:
1 – E: Củ khoai lang có thể sinh sản sinh dưỡng bằng rễ.
2 – G: Nhánh xương rồng có thể sinh sản sinh dưỡng bằng thân.
3 – D: Thủy tức có thể sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
4 – A: Sao biển có thể sinh sản vô tính bằng phân mảnh.
5 – B: Trùng biến hình có thể sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
6 – C: Cây sen đá có thể sinh sản sinh dưỡng bằng lá.
Lời giải:
- Cây lúa có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại.
- Giải thích: Mía, khoai tây, hoa hồng có thể trồng bằng cách giâm đoạn cành xuống đất vì mỗi đoạn thân đều có chồi mầm phát triển. Cây lúa có thân thảo, đoạn thân không có chồi mầm, sinh sản phụ thuộc vào sự thụ phấn của hoa, do đó cần tạo hạt và cất giống để trồng lần sau.
Lời giải:
Điểm khác biệt giữa hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:
- Hoa đơn tính là hoa chỉ có bộ phận sinh sản đực hoặc cái trên cùng một hoa.
- Hoa lưỡng tính là hoa có các bộ phận sinh sản (đực và cái) trên cùng một hoa.
(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.
(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.
(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.
(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.
(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.
(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
A. (1), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4), (6).
D. (1), (2), (3), (4), (5).
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
(1) Đúng. Trong sinh sản vô tính, cơ thể mới được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ → Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.
(2) Sai. Trong sinh sản vô tính, cơ thể mới được tạo ra không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái nên mang đặc điểm di truyền giống mẹ (không có sự đổi mới vật chất di truyền). Do đó, sinh sản vô tính sẽ tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt trong môi trường ổn định.
(3) Đúng. Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.
(4) Đúng. Trong sinh sản vô tính, từ một cá thể mẹ có thể trực tiếp (không phải trải qua nhiều giai đoạn như sinh sản vô tính) tạo ra nhiều cá thể mới → Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.
(5) Đúng. Sinh sản vô tính không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.
(6) Đúng. Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
Lời giải:
1 – A: Sự thụ tinh là sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.
2 – D: Động vật đẻ trứng có con non được sinh ra từ trứng.
3 – E: Động vật đẻ con có con non được nuôi trong cơ thể mẹ và đẻ ra ngoài.
4 – C: Tinh trùng là giao tử đực.
5 – B: Noãn là giao tử cái.
Lời giải:
Hình ảnh tự vẽ thể hiện được các thành phần tối thiểu ở thực vật: cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa.
Cấu tạo hoa lưỡng tính
Bài 37.19 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mô tả các giai đoạn sinh sản ở thực vật.
Lời giải:
- Các giai đoạn sinh sản sinh dưỡng ở thực vật: Từ một bộ phận rễ, thân, lá của cây mẹ hình thành nên cây con giống với cây ban đầu.
- Các giai đoạn sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Sự thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn rơi lên đầu nhụy.
+ Sự thụ tinh: là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử diễn ra tại noãn.
+ Sự hình thành và chín của quả: sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào.
Bài 37.20 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.
- Mọc chồi là một kiểu của (1)...
- Quá trình (2)... đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- (3)... là cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín.
- Bộ phận nhú lên trên cơ quan sinh dưỡng của cây và có khả năng hình thành cơ thể mới được gọi là (4)...
- Thực vật có quả và hạt là kết quả của hình thức (8)...
Lời giải:
(1) sinh sản vô tính
(2) sinh sản
(3) Hoa
(4) chồi mầm
(5) sinh sản hữu tính.
Lời giải:
Sinh sản vô tính |
Sinh sản hữu tính |
- Có duy nhất một cá thể ban đầu tham gia sinh sản. |
- Có một hoặc hai cá thể với giới tính khác nhau tham gia sinh sản (đơn tính hoặc lưỡng tính). |
- Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. |
- Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái. |
Bài 37.22 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của chim bồ câu.
Lời giải:
Sơ đồ thể hiện được các giai đoạn trong sinh sản hữu tính của chim bồ câu:
Bài 37.23 trang 92 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ sơ đồ sinh sản hữu tính của thỏ.
Lời giải:
Sơ đồ thể hiện được các giai đoạn sinh sản hữu tính của thỏ:
Lời giải:
Điểm khác nhau giữa sinh sản hữu tính của chim bồ câu và thỏ:
+ Chim bồ câu: đẻ trứng, phôi thai không được phát triển trong cơ thể mẹ mà phát triển ở trong trứng đã được thụ tinh.
+ Thỏ: đẻ con, phôi thai được phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ qua nhau thai.
Lời giải:
Người trồng đỗ đen, đỗ xanh thường phải thu hoạch trước khi quả chín vì: Quả đỗ đen, đỗ xanh thuộc dạng quả khô nẻ, khi quả chín vỏ quả tự nẻ nên hạt sẽ rơi ra ngoài, nếu không thu hoạch trước khi quả chín thì sẽ không thu được hạt.
Lời giải:
Một số thành tựu đạt được từ nuôi cấy mô thực vật: Nhân giống bằng nuôi cấy mô/ tế bào một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa đồng tiền, chuối, dâu tây,... hay các loài cây dược liệu như: lan kim tuyến, lan thạch hộc tía, ba kích tím, hà thủ ô đỏ, đỗ trọng, đẳng sâm,... Kết quả của nuôi cấy mô: Cây có kích thước đồng đều, phát triển ổn định, ít sâu, bệnh và đặc biệt là giá thành rất hợp lí khi bán cho các doanh nghiệp hoặc hộ nông dân.
Lời giải:
Trong thực tiễn, nuôi cấy mô ở động vật được ứng dụng trong lĩnh vực y học nhằm thực hiện các nghiên cứu tế bào ung thư hoặc nuôi cấy một số cơ quan (như da) trong điều trị bỏng,...
Lời giải:
Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành/ chiết cành:
- Giữ nguyên được tính trạng tốt mà người trồng mong muốn từ cây ban đầu.
- Trong thời gian ngắn có thể thu hoạch được sản phẩm theo ý muốn (rút ngắn giai đoạn từ hạt nảy mầm thành chồi và phát triển cho cây con).
- Nhân nhanh số lượng với quy mô lớn hoặc số lượng theo ý muốn.
a) Mỗi hoa thường có bao nhiêu nhụy?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
b) Phân biệt các nhóm hoa trên dựa vào đặc điểm của bộ phận sinh sản chủ yếu.
c) Dự đoán cách thụ phấn của các nhóm hoa trên.
d) Con người đã ứng dụng hiểu biết về cách thụ phấn nào nhằm đạt hiệu quả sinh sản cao nhất?
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A. Mỗi hoa thường chỉ có một nhụy.
b) Phân biệt các nhóm hoa dựa vào đặc điểm của bộ phận sinh sản chủ yếu:
- Hoa lưỡng tính (hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa): hoa cải, hoa khoai tây, hoa táo tây, hoa bưởi.
- Hoa đơn tính (hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa): hoa dưa chuột, hoa liễu.
c) Con người đã tham gia vào quá trình thụ phấn chéo: quét hạt phấn từ nhị của hoa đực và đưa đến đầu nhụy của hoa cái nhằm đảm bảo hiệu quả thụ phấn cao nhất, tạo điều kiện cho quả được hình thành (thụ phấn nhân tạo cho hoa dưa chuột, bầu bí,...).
a) Sinh sản vô tính.
b) Nhân giống sinh dưỡng từ thân cây.
c) Ghép cành.
d) Sinh sản hữu tính.
e) Phát tán của hạt nhờ gió.
Lời giải:
a) Hai cây sinh sản vô tính: cây rau má, cây lá bỏng.
b) Hai cây nhân giống sinh dưỡng từ thân cây: cây khoai lang, cây rau ngót.
c) Hai cây có thể ghép cành: cây bưởi, cây hoa hồng.
d) Hai cây sinh sản hữu tính: cây bầu, cây dưa chuột.
e) Hai cây phát tán của hạt nhờ gió: hạt hoa sữa, hạt bổ công anh.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Bài 36: Thực hành: Chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật
1. Khái niệm sinh sản
- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
Sinh sản ở sư tử và sinh sản ở cây dâu tây
- Ví dụ:
+ Sư tử bố mẹ giao phối sinh ra các con sư tử con.
+ Cây dâu tây con được sinh ra từ thân bò của cây dâu tây mẹ.
- Phân loại: Trong tự nhiên,có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
2. Sinh sản vô tính ở sinh vật
2.1. Khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật
- Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnkhông có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.
Sinh sản vô tính ở cây thuốc bỏng
- Đại diện: Hình thức sinh sản vô tính thường có ở đa số sinh vật thuộc giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh; một số động vật như sứa, san hô, giun.
Sinh sản vô tính ở trùng biến hình
- Đặc điểm:
+ Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản.
+ Tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn.
+ Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ → Tạo ra thế hệ con thích nghi với điều kiện môi trường ổn định.
2.2. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
- Khái niệm: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.
- Ví dụ:
+ Cây thuốc bỏng sinh sản bằng lá.
+ Cây khoai lang sinh sản bằng rễ củ.
+ Cây gừng sinh sản bằng thân rễ.
+ Cây nghệ sinh sản bằng thân củ.
Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
2.3. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính như:
- Nảy chồi: Trên cơ thể mẹ, mọc ra một chồi. Chồi phát triển hình thành cơ thể mới. Cơ thể mới có thể tách rời khỏi cơ thể mẹ và sống tự do hoặc gắn với cơ thể mẹ.
+ Ví dụ: thủy tức, san hô,…
Sinh sản vô tính bằng nảy chồi ở thủy tức
- Phân mảnh: Cơ thể ban đầu phân thành những mảnh nhỏ. Mỗi mảnh bắt đầu quá trình sinh sản tạo ra các tế bào mới hoàn chỉnh một cơ thể. Kết quả, mỗi mảnh tạo nên một cơ thể mới.
+ Ví dụ: sao biển, giun dẹp,…
Sinh sản vô tính bằng phân mảnh ở sao biển
- Trinh sản: Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới.
+ Ví dụ: ong, kiến,... và một số loài cá, lưỡng cư, bò sát.
Sinh sản vô tính bằng trinh sản ở ong
2.4. Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn
- Mục đích ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn: Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn và duy trì được những đặc điểm tốt của cơ thể mẹ.
- Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn:
a) Giâm cành
- Phương pháp: Cắt một đoạn cành (có chồi mầm) → Cắm đoạn cành (nghiêng một góc 30o) vào đất ẩm để̉dễ chăm sóc → Sau khi cành được giâm ra rễ, chuyển cành sang đất trồng đại trà.
Các bước giâm cành
- Ứng dụng: Nhân nhanh giống cây trồng có khả năng ra rễ nhanh như mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,…
b) Chiết cành
- Phương pháp: Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết để trồng → Làm bầu và bọc vào đoạn cành cần chiết → Chăm sóc đoạn cành cần chiết, sau khi ra rễ, cắt chuyển sang đất trồng.
Các bước chiết cành
- Ứng dụng: Nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nhanh cho thu hoạch. Thường áp dụng đối với các cây ăn quả lâu năm, có khả năng ra rễ chậm hơn như chanh, cam, bưởi,…
c) Ghép cành
- Phương pháp: Cắt ngang vị trí đoạn gốc cây được sử dụng để ghép cành, xẻ đôi thân cây theo chiều dọc → Lựa chọn đoạn cành muốn ghép (bao gồm chồi) và cắt vát hai bên ở vị trí đoạn cành cần ghép vào thân cây → Ghép đoạn cành vào thân cây và cố định bằng đai, chăm sóc cây cho đến khi cành và thân sau khi ghép kết nối liền nhau.
Các bước ghép cành
- Ứng dụng: Tạo ra cây trồng mang đặc điểm của hai hay nhiều loài khác nhau. Ghép cành thường được áp dụng đối với một số cây ăn quả, cây cảnh.
d) Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật
- Phương pháp: Lựa chọn loại hoa cần nhân giống → Tách tế bào/ mô ở cây gốc và cho vào bình nuôi cấy (xử lí kĩ thuật làm sạch tế bào/ mô) → Nuôi cấy trong bình (có đủ chất dinh dưỡng) cho đến khi mô phát triển thành rễ, thân, lá → Chuyển cây mầm ra bầu hoặc vườn ươm và chăm sóc.
Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật
- Ứng dụng: Sử dụng phương pháp này có thể nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây sạch bệnh, phục chế giống quý đang bị thoái hóa,… Phương pháp này thường được áp dụng đối với các cây như phong lan, sâm ngọc linh, hoa lan,…
3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật
3.1. Khái niệm sinh sản hữu tính
- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Sơ đồ sinh sản hữu tính ở sinh vật
- Đại diện: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến ở các loài động vật và thực vật, một số loài nấm và một số nguyên sinh vật.
- Đặc điểm:
+ Hai loại giao tử trong sinh sản hữu tính có thể được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).
+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
3.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật
a) Cơ quan sinh sản của thực vật
- Ở thực vật Hạt kín, hoa là cơ quan sinh sản. Trong đó, nhị là cơ quan sinh sản đực (chứa giao tử đực – hạt phấn), nhụy là cơ quan sinh sản cái (chứa giao tử cái – noãn).
- Phân loại: Có hai loại hoa là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Hoa đơn tính |
Hoa lưỡng tính |
+ Chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa. + Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,… Hoa đơn tính |
+ Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa. + Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,... Sơ đồ cấu tạo hoa lưỡng tính |
b) Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật
Sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra với các sự kiện liên tiếp xảy ra: sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.
Sơ đồ sinh sản hữu tính ở thực vật
- Thụ phấn: là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.
Thụ phấn chéo |
Tự thụ phấn |
- Hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhuỵ của hoa cây khác. |
- Hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhuỵ của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhuỵ của bông hoa khác trên cùng một cây. |
- Thụ tinh: Hạt phấn bám lên đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhụy theo vòi nhụy đến bầu nhụy và noãn. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
- Hình thành quả và hạt: Hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, hương vị đặc trưng.
Sự hình thành và lớn lên của quả
3.3. Sinh sản hữu tính ở động vật
- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.
Sinh sản hữu tính ở gà và mèo
- Động vật sinh sản hữu tính có thể đẻ trứng hoặc đẻ con.
+ Ở động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước hoặc trứng được thụ tinh ngay trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài.
+ Ở động vật đẻ con (thú), trứng thụ tinh ngay trong cơ quan sinh sản của cá thể cái tạo hợp tử, phôi. Phôi phát triển thành con non trong cơ thể mẹ.
3.4. Một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật
- Mục đích của ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn: Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và đáp ứng nhu cầu của con người.
- Ví dụ:
+ Lai tạo lợn có tỉ lệ thịt nạc cao và nhanh lớn.
Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chăn nuôi
+ Thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm đảm bảo sự tạo quả cho các loài cây bí ngô, dưa chuột, mướp,…
Ứng dụng sinh sản hữu tính để thụ phấn cho hoa